Giá trị của $\cos \varphi _{1}$ và $\cos \varphi _{2}$ là:

  • Thread starter Thread starter hang49
  • Start date Start date

hang49

Member
Bài toán
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi vào hai đầu đoạn mạch gồm biến trở R mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C. Gọi điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện, giữa hai đầu biến trở và hệ số công suất của đoạn mạch khi biến trở có giá trị $R_{1}$ lần lượt là $U_{C_1}$, $U_{R_1}$ và $\cos \varphi _{1}$, khi biến trở có giá trị $R_{2}$ là $U_{C_2}$, $U_{R_2}$ và $\cos \varphi _{2}$. Biết $U_{C_1}$ = 2$U_{C_2}$, $U_{R_2}$ = 3$U_{R_1}$. Giá trị của $\cos \varphi _{1}$ và $\cos \varphi _{2}$ là:
A. $\cos \varphi _{1}$ = $\dfrac{3}{\sqrt{35}}$, $\cos \varphi _{2}$ = $\sqrt{0.6}$
B. $\cos \varphi _{1}$ = $\dfrac{1}{\sqrt{5}}$, $\cos \varphi _{2}$ = $\dfrac{1}{\sqrt{3}}$
C. $\cos \varphi _{1}$ = $\dfrac{1}{\sqrt{5}}$, $\cos \varphi _{2}$ = $\dfrac{2}{\sqrt{5}}$
D. $\cos \varphi_{1}$ = $\dfrac{0.5}{\sqrt{2}}$, $\cos \varphi _{2}$ = $\dfrac{1}{\sqrt{2}}$
 
$\dfrac{UC_1}{UC_2}=2 \Rightarrow \dfrac{I_1}{I_2}=2 \Rightarrow \dfrac{Z_2}{Z_1}=2$ Lại có $\dfrac{Ur_2}{Ur_1}=\dfrac{I2}{I1}\dfrac{R_2}{R_1}\Rightarrow \Rightarrow \dfrac{R_2}{R_1}=6$. Chon $R_1=1, R_2=6$ từ $Z_2=2Z_1$ suy ra $\left(Z_L-Z_C\right)^{2}=\dfrac{32}{3} \Rightarrow \cos \phi 1 = \sqrt{\dfrac{3}{35}}$ . Không biết mình sai chỗ nào nữa
 
Bài toán
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi vào hai đầu đoạn mạch gồm biến trở R mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C. Gọi điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện, giữa hai đầu biến trở và hệ số công suất của đoạn mạch khi biến trở có giá trị $R_{1}$ lần lượt là $U_{C_1}$, $U_{R_1}$ và $\cos \varphi _{1}$, khi biến trở có giá trị $R_{2}$ là $U_{C_2}$, $U_{R_2}$ và $\cos \varphi _{2}$. Biết $U_{C_1}$ = 2$U_{C_2}$, $U_{R_2}$ = 3$U_{R_1}$. Giá trị của $\cos \varphi _{1}$ và $\cos \varphi _{2}$ là:
A. $\cos \varphi _{1}$ = $\dfrac{3}{\sqrt{35}}$, $\cos \varphi _{2}$ = $\sqrt{0.6}$
B. $\cos \varphi _{1}$ = $\dfrac{1}{\sqrt{5}}$, $\cos \varphi _{2}$ = $\dfrac{1}{\sqrt{3}}$
C. $\cos \varphi _{1}$ = $\dfrac{1}{\sqrt{5}}$, $\cos \varphi _{2}$ = $\dfrac{2}{\sqrt{5}}$
D. $\cos \varphi_{1}$ = $\dfrac{0.5}{\sqrt{2}}$, $\cos \varphi _{2}$ = $\dfrac{1}{\sqrt{2}}$
Đây hình như là đề thi đại học năm 2009 thì phải
Mình nhớ là đáp án C do từ đề bài mình chứng minh được tổng bình phương hệ số công suất bằng 1
 
Bài toán
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi vào hai đầu đoạn mạch gồm biến trở R mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C. Gọi điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện, giữa hai đầu biến trở và hệ số công suất của đoạn mạch khi biến trở có giá trị $R_{1}$ lần lượt là $U_{C_1}$, $U_{R_1}$ và $\cos \varphi _{1}$, khi biến trở có giá trị $R_{2}$ là $U_{C_2}$, $U_{R_2}$ và $\cos \varphi _{2}$. Biết $U_{C_1}$ = 2$U_{C_2}$, $U_{R_2}$ = 3$U_{R_1}$. Giá trị của $\cos \varphi _{1}$ và $\cos \varphi _{2}$ là:
A. $\cos \varphi _{1}$ = $\dfrac{3}{\sqrt{35}}$, $\cos \varphi _{2}$ = $\sqrt{0.6}$
B. $\cos \varphi _{1}$ = $\dfrac{1}{\sqrt{5}}$, $\cos \varphi _{2}$ = $\dfrac{1}{\sqrt{3}}$
C. $\cos \varphi _{1}$ = $\dfrac{1}{\sqrt{5}}$, $\cos \varphi _{2}$ = $\dfrac{2}{\sqrt{5}}$
D. $\cos \varphi_{1}$ = $\dfrac{0.5}{\sqrt{2}}$, $\cos \varphi _{2}$ = $\dfrac{1}{\sqrt{2}}$
Lời giải

Đại loại là U không đổi.
$$\Rightarrow U_{R_1}^{2}+U_{C_1}^{2}=U_{R_2}^{2}+U_{C_2}^{2}$$
Thay $U_{C_1} = 2U_{C_2}, U_{R_2} =3U_{R_1}$
C.
 
Lời giải

Đại loại là U không đổi.
$$\Rightarrow U_{R_1}^{2}+U_{C_1}^{2}=U_{R_2}^{2}+U_{C_2}^{2}$$
Thay $U_{C_1} = 2U_{C_2}, U_{R_2} =3U_{R_1}$
C.
Cách làm thì mình biết nhưng vì không ra đáp án nào cả nên nghĩ mình sai
Bài này nằm trong quyển điện của thầy Chu Văn Biên - Nguyễn Anh Vinh
 

Quảng cáo

Back
Top