Động cơ, biểu diễn động cơ bằng giản đồ

ttlhty

New Member
_Mình làm bài tập thì thấy sách viết động cơ là mạch gồm L và r. Vậy L, r này là tổng của các cuộn dây phần cảm? Vậy khi đề hỏi hao phí của động cơ thì phần tỏa nhiệt chính là do r này gây ra?
_Khi mắc động cơ xoay chiều ba pha vào mạch điện thì phải mắc như thế nào?(Vì động cơ này cần ít nhất là 3 dây).
_Máy phát điện xoay chiều ba pha không đồng bộ dùng một nam châm điện $\Rightarrow$ phải có dòng điện để nuôi, dòng điện này dùng dòng 1 chiều nuôi có được không? Và dùng dòng điện nuôi thì có cần bộ góp không?(vì nam châm này nó quay, nếu không dùng bộ góp thì dây nó cuốn vào với nhau).
(Mọi người hiểu câu nào giải thích giúp mình câu đấy nhé).
 

Chuyên mục

_Mình làm bài tập thì thấy sách viết động cơ là mạch gồm L và r. Vậy L, r này là tổng của các cuộn dây phần cảm? Vậy khi đề hỏi hao phí của động cơ thì phần tỏa nhiệt chính là do r này gây ra?
_Khi mắc động cơ xoay chiều ba pha vào mạch điện thì phải mắc như thế nào?(Vì động cơ này cần ít nhất là 3 dây).
_Máy phát điện xoay chiều ba pha không đồng bộ dùng một nam châm điện $\Rightarrow$ phải có dòng điện để nuôi, dòng điện này dùng dòng 1 chiều nuôi có được không? Và dùng dòng điện nuôi thì có cần bộ góp không?(vì nam châm này nó quay, nếu không dùng bộ góp thì dây nó cuốn vào với nhau).
(Mọi người hiểu câu nào giải thích giúp mình câu đấy nhé).
Lời giải
Thầy ngày trước học ĐH vật lý+kĩ thuật và hiện nay có dạy cả công nghệ 12 nên trả lời những vấn đề thắc mắc như sau:
-Cuộn dây trong động cơ gồm trị số điện cảm L và thành phần thuần trở r. Khi tỏa nhiệt thì r gây ra hiệu ứng Jun-Len xơ: $Q=I^2rt$
-Động cơ điện xc 3 pha được thiết kế để hoạt động với dòng điện xc 3 pha(3 hoặc 4 dây) nên không thể mắc trực tiếp vào lưới điện một pha. Trong trường hợp muốn tận dụng động cơ 3 pha sử dụng ở mạng một pha phải tiến hành đấu lại cuộn dây stato, cách đấu em có thể tham khảo tài liệu trên mạng... khi đó động cơ hoạt động được nhưng không phát huy hết công suất.
- Roto động cơ không đồng bộ có 2 loại: lồng sóc và dây quấn. Loại lồng sóc thực chất là mạch từ kín đóng chìm vào hình trụ roto nên không cần nguồn điện để nuôi vì khi từ trường quay biến thiên sẽ tạo ra dòng điện cảm ứng chạy trong mạch kín ấy và khi ấy xuất hiện lực từ tác động lên roto kéo nó quay theo từ truờng. Loại dây quấn gồm rất nhiều vòng dây quấn cách điện thì cần có dòng điện một chiều nên muốn đưa dòng điện vào phải có bộ góp vì roto quay(có chổi than tiếp xúc với cổ góp, lâu ngày chổi than mòn người ta phải thay chổi than).
 

Quảng cáo

Back
Top