Độ lệch pha giữa điện áp và dòng điện gần giá trị nào nhất sau đây?

Olegend

New Member
Bài toán
Đặt điện áp không đổi $u=U_o\cos \omega t\left(V\right)$ vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần, tụ điện và cuộn cảm thuần có độ tự cảm $L$. Khi $L=L_1$ thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm cực đại và bằng $U_{L_{max}}$ và điện áp hai đầu mạch sớm pha hơn dòng điện $0,235\varphi$ $\left(0 < \varphi < \dfrac{\pi }{2} \right)$. Khi $L=L_2$ thì điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm có giá trị $0,5U_{L_{max}}$ và điện áp hai đầu mạch sớm pha so với dòng điện $\varphi$. Giá trị của $\varphi$ gần giá trị nào nhất sau đây?
A. $0,24$ $rad$
B. $1,49$ $rad$
C. $1,35$ $rad$
D. $2,32$ $rad$
 
Last edited by a moderator:
Ta có tan(0,235φ)= R/Zc ( cậu tự biến đổi được nhé)
tanφ= Zl2/R- Zc/R $\Rightarrow$ Zl2/R= tanφ+ cot(0,235φ)
ta có Ul2= 0,5 Ulmax$\Rightarrow$
Zl2/can(R²+ (Zc- Zl2) ²)= can(R²+ Zc²)/2R
$\Leftrightarrow$ . .. = Can(1+ Zc²/R²)/2
mà Zc/R= cot(0,235φ) nên VP= 1/2sin(0,235φ)
nhân cả 2 vế với R ta được
cosφ. Zl2= R/2sin(0,235φ)
$\Leftrightarrow$ cosφ. Zl2/R= 1/2sin(0,235φ)
với Zl2/R= tanφ+ cot(0,235φ)
Phương trình 1 ẩn φ, cậu thử đáp án hoặc SHIFT SOLVE.
Bài làm của bạn Lilylove đẹp mà lại không đẹp
Đẹp ở chỗ là bạn đã giải đúng
Cái chưa đẹp là bạn không gõ latex, nhìn bài nó hơi bừa bộn.
Mình nghĩ bạn nên học gõ latex nếu không thì sẽ bị các thành viên trong ban quản trị ban nick đó.
 
Bài toán
Đặt điện áp không đổi $u=U_o\cos \omega t\left(V\right)$ vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần, tụ điện và cuộn cảm thuần có độ tự cảm $L$. Khi $L=L_1$ thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm cực đại và bằng $U_{L_{max}}$ và điện áp hai đầu mạch sớm pha hơn dòng điện $0,235\varphi$ $\left(0 < \varphi < \dfrac{\pi }{2} \right)$. Khi $L=L_2$ thì điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm có giá trị $0,5U_{L_{max}}$ và điện áp hai đầu mạch sớm pha so với dòng điện $\varphi$. Giá trị của $\varphi$ gần giá trị nào nhất sau đây?
A. $0,24$ $rad$
B. $1,49$ $rad$
C. $1,35$ $rad$
D. $2,32$ $rad$
Lời giải

Khi $L=L_{1}$
Dựa vào giản đồ vectơ ta có:
$$U_{L}max=\dfrac{U}{\sin \left(0,235\varphi \right)}$$
Khi $L=L_{2}$
$$\Rightarrow U_{L_{2}}=0,5\dfrac{U}{\sin \left(0,235\varphi \right)}\left(1\right)$$
capture0.GIF
Áp dụng định lý hàm số sin ta có:
$$\dfrac{U}{\sin \left(0,235\varphi \right)}=\dfrac{U_{L_{2}}}{\sin \left(\varphi +0,5\pi -0,235\varphi \right)}$$
Thay (1) xuống rồi rút gọn ta được:
$$\cos \left(0,765\varphi \right)=0,5\leftrightarrow \varphi =1,368\left(rad\right)$$
Vậy gần đáp án C. nhất :)
 
Last edited by a moderator:
Lời giải

Khi $L=L_{1}$
Dựa vào giản đồ vectơ ta có:
$$U_{L}max=\dfrac{U}{\sin \left(0,235\varphi \right)}$$
Khi $L=L_{2}$
$$\Rightarrow U_{L_{2}}=0,5\dfrac{U}{\sin \left(0,235\varphi \right)}\left(1\right)$$
capture0.GIF
Áp dụng định lý hàm số sin ta có:
$$\dfrac{U}{\sin \left(0,235\varphi \right)}=\dfrac{U_{L_{2}}}{\sin \left(\varphi +0,5\pi -0,235\varphi \right)}$$
Thay (1) xuống rồi rút gọn ta được:
$$\cos \left(0,765\varphi \right)=0,5\leftrightarrow \varphi =1,368\left(rad\right)$$
Vậy gần đáp án C. nhất :)
Mình không hiểu sao lại vẽ được cái giản đồ kia vậy?
 

Quảng cáo

Back
Top