Điện áp hiệu dụng hai đầu AN bằng?

Kate Spencer

Active Member
Bài toán
Cho đoạn mạch AB gồm 3 đoạn AM, MN, NB mắc nối tiệp. AM chứa R, MN chứa tụ C, NB chứa cuộn cảm L. Điện áp hai đầu AB có biểu thức $u_{AB}=220\sqrt{2}\cos \left(100\pi t-\dfrac{\pi }{6}\right) V$. Ban đầu điện áp hai đầu cuộn dây có dạng $u_{L} = U\cos \left(100\pi t + \dfrac{\pi }{3}\right) V$. Sau đó, tăng giá trị điện trở R và độ tự cảm L lên gấp đôi thì điện áp hiệu dụng hai đầu AN bằng?
A. $220\sqrt{2}V $
B. $110\sqrt{2}V $
C. $220V$
D. $110V$
 
Last edited by a moderator:
Bài toán
Cho đoạn mạch AB gồm 3 đoạn AM, MN, NB mắc nối tiệp. AM chứa R, MN chứa tụ C, NB chứa cuộn cảm L. Điện áp hai đầu AB có biểu thức $u_{AB}=220\sqrt{2}\cos \left(100\pi t-\dfrac{\pi }{6}\right) V$. Ban đầu điện áp hai đầu cuộn dây có dạng $u_{L} = U\cos \left(100\pi t + \dfrac{\pi }{3}\right) V$. Sau đó, tăng giá trị điện trở R và độ tự cảm L lên gấp đôi thì điện áp hiệu dụng hai đầu AN bằng?
A. $220\sqrt{2}V $
B. $110\sqrt{2}V $
C. 220V
D. 110V
Lời giải

Ta thấy: $\varphi _{L}-\varphi _{AB}=\dfrac{\pi }{2}$ nên mạch xảy ra cộng hưởng. Khi đó:$Z_{L_{1}}=Z_{C}$.
Khi tiến hành thay đổi mạch theo đề bài thì : $R_{2}=2R_{1};Z_{L_{2}}=2Z_{L_{1}}=Z_{C}$. Nên:

$U_{AN}=\dfrac{U\sqrt{\left(2R\right)^{2}+Z_{C}^{2}}}{\sqrt{\left(2R\right)^{2}+\left(2Z_{C}-Z_{C}\right)^{2}}}=U=220\left(V\right)$

Nên ta chọn C.
 
Last edited:
Lời giải
Ta thấy: $\varphi _{L}-\varphi _{AB}=\dfrac{\pi }{2}$ nên mạch xảy ra cộng hưởng. Khi đó:$Z_{L_{1}}=Z_{C}$.
Khi tiến hành thay đổi mạch theo đề bài thì : $R_{2}=2R_{1};Z_{L_{2}}=2Z_{L_{1}}=Z_{C}$. Nên:

$U_{AN}=\dfrac{U\sqrt{\left(2R\right)^{2}+Z_{C}^{2}}}{\sqrt{\left(2R\right)^{2}+\left(2Z_{C}-Z_{C}\right)^{2}}}=U=200\sqrt{2}\left(V\right)$

Nên ta chọn A.
Mình thấy đề bài của bạn Kate Spencer chưa chặt chẽ lắm. Cách làm của hoankuty chỉ đúng trong trường hợp cuộn cảm là cuộn cảm thuần
 
Mình thấy đề bài của bạn Kate Spencer chưa chặt chẽ lắm. Cách làm của hoankuty chỉ đúng trong trường hợp cuộn cảm là cuộn cảm thuần
Hi. Chỗ kia mình quên mất hiệu dụng. Phải là C. :D:D
Nếu không phải thuần cảm thì chẳng bao giờ làm được à ? :D:D:D Dựa cách làm trắc nghiệm +đáp án trắc nghiệm chứ :">:">
 
Hi. Chỗ kia mình quên mất hiệu dụng. Phải là C. :D:D
Nếu không phải thuần cảm thì chẳng bao giờ làm được à ? :D:D:D Dựa cách làm trắc nghiệm +đáp án trắc nghiệm chứ :">:">
Minh làm trong trường hợp cuộn dây không thuần nên chẳng ra được cái gì!!!
 
Mình thì nghĩ thế này. Quân nói không sai...... cuộn dây có thế có cả điện trở thuần. Như vậy bài sẽ trở nên không đơn giản chút nào..... nhưng trong bài này..... biểu thức của cuộn dây là $u_L=U\cos \left(100\pi t+\dfrac{\pi }{3}\right)$ do đó có thể suy ra cuộn dây không có điện trở.:D
Còn về bài của Hoan t chả hiểu cậu giả sử cuộn dây có điện trở làm gì trong khi lúc sau chả lq gì đến r cả. Chỉ cần bỏ cái câu 'giả sử..' là bài ok rồi
Tóm lại là cuộn dây không có điện trở vì nhìn vào biểu thức $u_d$ là được
 
Last edited by a moderator:
Mình thì nghĩ thế này. Quân nói không sai...... cuộn dây có thế có cả điện trở thuần. Như vậy bài sẽ trở nên không đơn giản chút nào..... nhưng trong bài này..... biểu thức của cuộn dây là $u_L=U\cos \left(100\pi t+\dfrac{\pi }{3}\right)$ do đó có thể suy ra cuộn dây không có điện trở.:D
Còn về bài của Hoan t chả hiểu cậu giả sử cuộn dây có điện trở làm gì trong khi lúc sau chả lq gì đến r cả. Chỉ cần bỏ cái câu 'giả sử..' là bài ok rồi
Tóm lại là cuộn dây không có điện trở vì nhìn vào biểu thức $u_d$ là được
Tại sao nhìn biểu thức của điện áp hai đầu cuộn dây lại suy ra được là cuộn dây không có điện trở r hả Huyền? Cậu giải thích rõ giúp m với!
 
Last edited by a moderator:
Mình thì nghĩ thế này. Quân nói không sai...... cuộn dây có thế có cả điện trở thuần. Như vậy bài sẽ trở nên không đơn giản chút nào..... nhưng trong bài này..... biểu thức của cuộn dây là $u_L=U\cos \left(100\pi t+\dfrac{\pi }{3}\right)$ do đó có thể suy ra cuộn dây không có điện trở.:D
Còn về bài của Hoan t chả hiểu cậu giả sử cuộn dây có điện trở làm gì trong khi lúc sau chả lq gì đến r cả. Chỉ cần bỏ cái câu 'giả sử..' là bài ok rồi
Tóm lại là cuộn dây không có điện trở vì nhìn vào biểu thức $u_d$ là được
Chỗ giả sử đó chưa kịp xóa thì mất điện.. Ax ax. Chỗ biểu thức đó mà suy ra dây không có điện trở ? Suy kiểu gì hay vậy?
 
Last edited by a moderator:
Mọi người nhìn này
Bài toán
Cho đoạn mạch AB gồm 3 đoạn AM, MN, NB mắc nối tiệp. AM chứa R, MN chứa tụ C, NB chứa cuộn cảm L. Điện áp hai đầu AB có biểu thức $u_{AB}=220\sqrt{2}\cos \left(100\pi t-\dfrac{\pi }{6}\right) V$. Ban đầu điện áp hai đầu cuộn dây có dạng $u_{L} = U\cos \left(100\pi t + \dfrac{\pi }{3}\right) V$. Sau đó, tăng giá trị điện trở R và độ tự cảm L lên gấp đôi thì điện áp hiệu dụng hai đầu AN bằng?
A. $220\sqrt{2}V $
B. $110\sqrt{2}V $
C. $220V$
D. $110V$
Điện áp hai đầu cuộn dây có dạng
$u_{L} = U\cos \left(100\pi t + \dfrac{\pi }{3}\right) V$
Đó chả phải tự đề đã chỉ ra là cuộn dây không có điện trở hay sao?
:D:D
 
Last edited by a moderator:
Mọi người nhìn này

Điện áp hai đầu cuộn dây có dạng
$u_{L} = U\cos \left(100\pi t + \dfrac{\pi }{3}\right) V$
Đó chả phải tự đề đã chỉ ra là cuộn dây không có điện trở hay sao?
:D:D
$u_L$ chỉ là cái tên thôi mà Huyền. Mà tên thì do người đặt không nhất thiết $u_L$ thì là cuộn dây thuần cảm
Nhưng xét đến bài toán nếu mà làm theo đề bài cuộn dây không thuần cảm thì rất phức tạp mà tớ nghĩ cần thêm giả thiết quan hệ giữa $r$ và các đại lượng khác
 
$u_L$ chỉ là cái tên thôi mà Huyền. Mà tên thì do người đặt không nhất thiết $u_L$ thì là cuộn dây thuần cảm
Nhưng xét đến bài toán nếu mà làm theo đề bài cuộn dây không thuần cảm thì rất phức tạp mà tớ nghĩ cần thêm giả thiết quan hệ giữa $r$ và các đại lượng khác
Vì ở trên họ đã ghi cuộn dây thuần cảm $L$ , chả ai cho đề lại trùng tên đâu.:D
Nói chung là bài này không có $r$ :D
 
Lời giải

Ta thấy: $\varphi _{L}-\varphi _{AB}=\dfrac{\pi }{2}$ nên mạch xảy ra cộng hưởng. Khi đó:$Z_{L_{1}}=Z_{C}$.
Khi tiến hành thay đổi mạch theo đề bài thì : $R_{2}=2R_{1};Z_{L_{2}}=2Z_{L_{1}}=Z_{C}$. Nên:

$U_{AN}=\dfrac{U\sqrt{\left(2R\right)^{2}+Z_{C}^{2}}}{\sqrt{\left(2R\right)^{2}+\left(2Z_{C}-Z_{C}\right)^{2}}}=U=220\left(V\right)$

Nên ta chọn C.
Cho mình hỏi liên hệ một tí nhé
Nếu $\varphi _{AB} - \varphi _{C} = \dfrac{\pi }{2}$ thì mạch cũng xảy ra cộng hưởng à?
 

Quảng cáo

Back
Top