Câu hỏi: Để xác định tuổi của một mẫu gỗ cổ, người ta sử dụng phương pháp đồng vị phóng xạ ${}_{6}^{14}C$ với chu kì bán rã 5700 năm. Khi còn sống thực vật thực hiện quá trình trao đổi chất với môi trường nên hàm lượng ${}_{6}^{14}C$ có trong nó luôn không thay đổi. Khi chết đi, quá trình trao đổi chất dừng lại nên hàm lượng ${}_{6}^{14}C$ giảm dần trong quá trình phóng xạ. Người ta thấy trong cùng 1 phút, mẫu gỗ cổ đó và mẫu gỗ cùng khối lượng, cùng loại từ cây gỗ mới chặt có số phân rã lần lượt là 800 và 1600. Tuổi của mẫu gỗ cổ đó là
A. 11400 năm.
B. 5700 năm.
C. 17100 năm.
D. 10000 năm.
A. 11400 năm.
B. 5700 năm.
C. 17100 năm.
D. 10000 năm.
Tỉ lệ số phân rã ở hai mẫu gỗ:
$\dfrac{N\left( 1-{{2}^{-\dfrac{\Delta t}{T}}} \right)}{{{N}_{0}}\left( 1-{{2}^{-\dfrac{\Delta t}{T}}} \right)}=\dfrac{N}{{{N}_{0}}}=\dfrac{{{N}_{0}}{{.2}^{-\dfrac{t}{T}}}}{{{N}_{0}}}=\dfrac{800}{1600}=\dfrac{1}{2}\Rightarrow t=T=5700$ năm.
$\dfrac{N\left( 1-{{2}^{-\dfrac{\Delta t}{T}}} \right)}{{{N}_{0}}\left( 1-{{2}^{-\dfrac{\Delta t}{T}}} \right)}=\dfrac{N}{{{N}_{0}}}=\dfrac{{{N}_{0}}{{.2}^{-\dfrac{t}{T}}}}{{{N}_{0}}}=\dfrac{800}{1600}=\dfrac{1}{2}\Rightarrow t=T=5700$ năm.
Đáp án B.