T

Đề thi kì 2 môn Văn lớp 6 năm 2019 - 2020 Trường THCS Bình Thủy

Câu hỏi: I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:

Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu.
(Thép Mới, Cây tre Việt Nam – Ngữ văn 6 tập 2, trang 97)
Câu 1. (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
Câu 2. (1.5 điểm) Tìm các từ ngữ sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn sau:
Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người.
Câu 3. (1.0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn văn.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn văn trên, hãy viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 dòng) trình bày cảm nhận của em về hình ảnh cây tre Việt Nam.
Câu 2. (5.0 điểm)
Hãy tả một người mà em yêu quý.
……………Hết……………
Lời giải chi tiết
I. ĐỌC HIỂU
1.
*Phương pháp
: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học (Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ)
*Cách giải:
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.
2.
*Phương pháp
: Căn cứ vào bài “Nhân hóa”.
*Cách giải:
- Từ ngữ sử dụng phép nhân hóa: xung phong, giữ, hi sinh.
3.
*Phương pháp
: Đọc kĩ đoạn văn.
*Cách giải:
- Đoạn văn nói về vai trò, tác dụng của cây tre trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
II. LÀM VĂN
1.
*Phương pháp
:
- Sử dụng các phương thức miêu tả, biểu cảm để thiết lập đoạn văn biểu cảm.
*Cách giải:
- Về kĩ năng:

+ Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích trên.
+ Đoạn văn ngắn 5 – 7 dòng đáp ứng hình thức, có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt.
- Về kiến thức: Có thể tham khảo một số ý sau:
+ Cây tre là một biểu tượng của dân tộc Việt Nam về phẩm chất kiên cường, bất khuất, ngay thẳng , kiên trung.
+ Người dân VN ta luôn dành một tình yêu sâu sắc với cây tre, đồng thời trân trọng và đề cao những lợi ích, vai trò của cây tre trong đời sống hàng ngày.
+ Sự ngay thẳng của tre cũng là biểu trưng cho sự ngay thẳng, kiên cường, bất khuất không bao giờ chịu thua hoàn cảnh của con người Việt Nam.
+ Đó cũng là những đức tính đẹp của người dân ta mà thông qua hình ảnh cây tre tất cả chúng ta đều ca ngợi.
Câu 2.
*Phương pháp
:
- Xác định đề để xác định thể loại, yêu cầu.
- Sử dụng kết hợp các phương thức tự sự, biểu cảm để tạo lập một văn bản miêu tả.
*Cách giải:
- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn miêu tả để tạo lập văn bản.
+ Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Yêu cầu nội dung: có thể tả ông, bà, cha, mẹ… người mà em yêu quý nhất
Dàn bài gợi ý miêu tả ông nội
1. Mở bài:
Trong gia đình, ông nội là người em kính yêu nhất.
2. Thân bài:
a) Ngoại hình:
- Ông bước vào tuổi bảy mươi.
- Dáng người cao tầm thước.
- Khuôn mặt hiền từ.
- Đi lại nhanh nhẹn.
- Ông thường mặc bộ bà ba màu xám.
- Mái tóc bạc phơ, cắt cao, chải gọn gàng.
- Đôi mắt không còn tinh anh.
- Răng đã rụng đi mấy chiếc.
- Miệng hay mỉm cười hiền hậu.
- Đôi bàn tay ông gầy gầy, lòng bàn tay chai sần.
b) Tính tình:
- Giọng nói ấm áp, chậm rãi
- Ông thích làm việc, ít thích nghỉ ngơi.
- Luôn quan tâm đến con cháu
- Dạy con cháu những điều hay, lẽ phải.
- Gần gũi với bà con làng xóm, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
- Ông tham gia công tác của Hội khuyến học và Hội người cao tuổi ở phường.
- Quan tâm đến các cháu trong phường, quan tâm đến trẻ thơ.
3. Kết bài:
- Ông là chỗ dựa tinh thần cho cả nhà
- Ông đem lại niềm vùi và sự đầm ấm cho gia đình em
- Em kính yêu ông vô hạn.
- Em nguyện chăm ngoan, học giỏi để đáp lại lòng mong đợi của ông.
Bài tham khảo
Ông nội em là người mà cả gia đình đều kính trọng, là người gần gũi nhất với em. Ông đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng đi lại còn rất nhanh nhẹn. Vóc người dong dỏng cao. Ông thường mặc bộ âu phục màu xanh lam khi đi đây đi đó. Mái tóc ông đã gần bạc hết, lúc nào cũng cắt cao và chải vuốt rất gọn gàng.
Đôi mắt ông không còn tinh anh như trước nữa nhưng ông thích đọc báo, xem tivi. Những lúc ấy ông phải mang kính, chăm chú một cách tỉ mỉ. Răng của ông đã rụng đi mấy chiếc nên cái miệng móm mém. Đôi bàn tay ông toàn xương xương và chai sần vì đã lao động quá nhiều nhưng ông làm đâu ra đấy!
Những ngày thơ ấu, em được sống tronhg tình thương bao la của ông, được che chở, được dắt dìu. Ông luôn quan tâm đến cái ăn cái mặc, việc học hành của em. Bữa ăn, ông thường bỏ thức ăn cho em. Ông vui khi em chóng lớn, học hành tiến bộ. Ông luôn lo lắng cho tất cả mọi người trong gia đình, nhắc nhở công việc làm ăn của bố mẹ em. Ông là chỗ tựa tinh thần cho cả nhà Nhớ có ông mà mỗi thành viên trong gia đình đều vững bước đi lên. Chẳng những ông quan tâm đến gia đình mà còn quan tâm đền tình làng nghĩa xóm. Ông hay giúp đỡ người nghèo khó, người không may mắn trong cuộc sống. Ông thường lấy những câu chuyện đời thường thể hiện điều nhân nghĩa để giáo dục cả nhà. Bởi vậy nên mọi người lúc nào cũng yêu quý ông.
Tấm lòng nhân ái của ông là ngọc đuốc soi sáng tâm hồn. Ông đã truyền thêm sức mạnh cho em vững bước đi lên trên con đường học tập. Gia đình em luôn tôn kính, làm theo những gì ông mong muốn. Em vẫn thường quanh quẩn bên ông, lúc thăm vườn cây, khi bắt sâu, nhổ cỏ giúp ông. Em thần mong sao ông em vẫn mãi như hôm nay.
 

Quảng cáo

Back
Top