T

Đề số 18 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 7

Câu hỏi: Câu 1. (5 điểm)
Đọc câu văn đây và trả lời câu hỏi:
Từ xưa đến nay, mỗi khi Tố quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết lại thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhân chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước.
(Hồ Chí Minh)
Hãy tìm những từ cùng trường nghĩa trong câu văn trên; cho biết tác dụng của cách sử dụng ấy?
Câu 2. (5 điểm):
Hãy tìm những từ đồng nghĩa với các từ trong câu thơ sau:
"Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa"
(Nguyễn Du)
Giải thích vì sao tác giả lại dùng từ "cậy", "chịu" mà không dùng từ đồng nghĩa khác?
Lời giải chi tiết
Câu 1:
- Tác giả đã so sánh tinh thần yêu nước như một làn sóng thì các từ ngữ sau cũng nằm trong cùng một trường nghĩa với nó như: nhấn chìm, lướt qua, sôi nổi, mạnh mẽ, to lớn.
- Cách dùng hệ thống từ ngữ cùng trường nghĩa có tác dụng biểu đạt nội dung ý nghĩa sâu sắc, tăng sức biểu cảm của lời nói.
Câu 2:
- Các em có thế tìm những từ đồng nghĩa với từ "cậy", "chịu" phân tích hiệu quả của những lần dùng ấy:
+ Có thể thay từ "cậy" bằng, từ "nhờ", "chịu" bằng từ "nhận"
+ Câu thơ nghĩa là: Nhờ em em có nhận lời
+ Ta thấy từ "cậy" ngoài nét nghĩa của từ "nhờ" còn có ý nghĩa trông cậy, tin tưởng như là chỗ bấu víu duy nhất.
=> "Chịu" ngoài nét nghĩa của "nhận" còn có ý van nài, ép buộc.​ Vì vậy tác giả không dùng "nhờ", "nhận" mà dùng "cậy", "chịu" đế diễn tả một cách hiệu quả thái độ, tâm trạng, hoàn cảnh của nhân vật, nhờ thế mà giá trị thẩm mĩ được phát huy.
 

Quảng cáo

Back
Top