Câu hỏi: Câu 1. (2 điểm)
Nối cột A với cột B để tạo thành các từ láy toàn bộ hoặc láy bộ phận:
Câu 2. (8 điếm): Phân tích giá trị của từ láy trong hai ví dụ sau:
"Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác ven sông, chợ mấy nhà".
(Bà Huyện Thanh Quan)
"Đứng bèn ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát.
Đứng bên tê đồng, ngó bến ni đồng, bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa dòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai".
(Ca dao)
Nối cột A với cột B để tạo thành các từ láy toàn bộ hoặc láy bộ phận:
Cột A | Cột B |
1. mềm | a. đỏ |
2. xanh | b. rúng |
3. mất | c. thẳm |
4. tích | d. xanh |
5. rời | đ. ti |
6. đo | e. mại |
7. thăm | g. rạc |
8. rẻ | h. mát |
9. li | i. bẽo |
10. bạc | 1. tắc |
"Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác ven sông, chợ mấy nhà".
(Bà Huyện Thanh Quan)
"Đứng bèn ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát.
Đứng bên tê đồng, ngó bến ni đồng, bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa dòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai".
(Ca dao)
Câu 1: Nối cột A với cột B, để có được đáp án đúng sau đây:
1. Từ láy toàn bộ có các từ sau.
Đo đỏ, thăm thẳm, xanh xanh, mất mát.1. Từ láy toàn bộ có các từ sau.
2. Từ láy bộ phận có các từ sau:
Mềm mại, tích tắc, rời rạc, li ti, bạc bẽo, rẻ rúng.Câu 2: Phân tích nghệ thuật sử dụng từ láy trong hai ví dụ.
- Bức tranh thiên nhiên ở Đèo Ngang được Bà Huyện Thanh Quan miêu tả với đầy đủ đường nét, màu sắc, hình khối. Tác giả sử dụng hai từ láy tượng hình "lom khom, lác đác" để miêu tả con người và cảnh vật. Lom khom gợi tả hình ảnh vất vả, nhỏ nhoi của người tiều phu giữa núi rừng hoang sơ. Lác đác gợi sự ít ỏi, thưa thớt của những quán chợ nghèo. Sự sống nơi Đèo Ngang thưa thớt, hoang sơ. Trước cảnh, người mang tâm trạng buồn - nỗi buồn man mác của lòng người trước cảnh hoang sơ, xa lạ.
- Dùng từ láy "mênh mông, bát ngát" và láy đảo "bát ngát, mênh mông" miêu tả không gian bao la bất tận, những cánh đồng lúa bạt ngàn xanh tốt. Cách dùng từ láy như vậy có tác dụng gợi hình, gợi cảm cho bài ca. Nhân vật trữ tình biểu hiện cảm xúc phấn chấn, yêu quê hương, yêu cuộc sống người lao động.
- Hình ảnh "chẽn lúa đòng đòng, phất phơ" gợi vẻ đẹp thon thả và sức sống thanh xuân đầy hứa hẹn của người thôn nữ giữa cánh đồng lúa bát ngát trong buổi sáng đẹp trời.
=> Những từ láy tượng hình được sử dụng như những nét vẽ để người nghệ sĩ vẽ nên cảnh đẹp của bức tranh và con người đồng quê. Ngôn ngữ chứa đựng cảm xúc, tâm trạng vui tươi, phấn chấn của con người trước cuộc sống đang đơm hoa kết trái.
- Bức tranh thiên nhiên ở Đèo Ngang được Bà Huyện Thanh Quan miêu tả với đầy đủ đường nét, màu sắc, hình khối. Tác giả sử dụng hai từ láy tượng hình "lom khom, lác đác" để miêu tả con người và cảnh vật. Lom khom gợi tả hình ảnh vất vả, nhỏ nhoi của người tiều phu giữa núi rừng hoang sơ. Lác đác gợi sự ít ỏi, thưa thớt của những quán chợ nghèo. Sự sống nơi Đèo Ngang thưa thớt, hoang sơ. Trước cảnh, người mang tâm trạng buồn - nỗi buồn man mác của lòng người trước cảnh hoang sơ, xa lạ.
- Dùng từ láy "mênh mông, bát ngát" và láy đảo "bát ngát, mênh mông" miêu tả không gian bao la bất tận, những cánh đồng lúa bạt ngàn xanh tốt. Cách dùng từ láy như vậy có tác dụng gợi hình, gợi cảm cho bài ca. Nhân vật trữ tình biểu hiện cảm xúc phấn chấn, yêu quê hương, yêu cuộc sống người lao động.
- Hình ảnh "chẽn lúa đòng đòng, phất phơ" gợi vẻ đẹp thon thả và sức sống thanh xuân đầy hứa hẹn của người thôn nữ giữa cánh đồng lúa bát ngát trong buổi sáng đẹp trời.
=> Những từ láy tượng hình được sử dụng như những nét vẽ để người nghệ sĩ vẽ nên cảnh đẹp của bức tranh và con người đồng quê. Ngôn ngữ chứa đựng cảm xúc, tâm trạng vui tươi, phấn chấn của con người trước cuộc sống đang đơm hoa kết trái.