Để mạch này có f = 1,5 MHz thì a bằng:

vat_ly_oi

Member
Bài toán
1 mạch dao động gồm 1 cuộn cảm thuần có độ tự cảm xác định và 1 tụ điện là tụ xoay, có điện dung thay đổi được theo quy luật hàm số bậc 1 của góc xoay a của bản linh động. Khi $a = 0^o$, $f_1 = 3MHz$. Khi $a = 120^o, f_2 = 1MHz$. Để mạch này có $f = 1,5 MHz$ thì a bằng:
A. $30^o$
B. $45^o$
C. $60^o$
D. $90^o$
 
Bài toán
1 mạch dao động gồm 1 cuộn cảm thuần có độ tự cảm xác định và 1 tụ điện là tụ xoay, có điện dung thay đổi được theo quy luật hàm số bậc 1 của góc xoay a của bản linh động. Khi a = $0^o$, f1 = 3MHz. Khi a = $120^o$, f2 = 1MHz. Để mạch này có f = 1,5 MHz thì a bằng:
A. $30^o$
B. $45^o$
C. $60^o$
D. $90^o$

Lại một bài tham số hóa ;)) .
Ta có :
$$\begin{cases} C_o+k\alpha_1 = \dfrac{1}{4\pi^2 L}.\dfrac{1}{f_1^2} \\ C_o+k\alpha_2 = \dfrac{1}{4\pi^2 L}.\dfrac{1}{f_2^2} \\ C_o+k\alpha_3 = \dfrac{1}{4\pi^2 L}.\dfrac{1}{f_3^2} \end{cases}$$
Mà $$\dfrac{1}{f_3^2} = \dfrac{5}{8}\dfrac{1}{f_1^2}+\dfrac{3}{8}.\dfrac{1}{f_2^2}$$
$$\Rightarrow C_o+k\alpha_3 = \dfrac{5}{8}.(C_o+k\alpha_1)+\dfrac{3}{8}.(C_o+k\alpha_2)$$
$$\Rightarrow \alpha_3=\dfrac{3}{8}\alpha_2 = 45^0$$
Vậy chọn B.
 
Anh ơi, đoạn này làm kiểu gì ra vậy anh? Cách này hay ạ. :D


$\dfrac{1}{f_3^2} = \dfrac{5}{8}\dfrac{1}{f_1^2}+\dfrac{3}{8}.\dfrac{1}{f_2^2}$
 

Quảng cáo

Back
Top