Trang đã được tối ưu để hiển thị nhanh cho thiết bị di động. Để xem nội dung đầy đủ hơn, vui lòng click vào đây.
T

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7 - Đề số 3 có lời giải chi tiết

Câu hỏi: Phần I: Đọc - hiểu
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng."
(Ngữ văn 7, tập hai)
Câu 1.
Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
Câu 2.
Tác giả của văn bản chứa đoạn văn trên là ai?
Câu 3.
Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Câu 4.
Xét về cấu tạo, câu văn "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước" là loại câu gì?
Câu 5.
Nội dung đoạn trích trên là gì ?
Câu 6.
Từ nội dung văn bản trên, viết đoạn văn 4-6 câu nêu suy nghĩ của em về truyền thống yêu nước của Dân tộc ta.
Phần II: Làm văn
Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Lời giải chi tiết
Phần
Nội dung
I
1.
Phương pháp: căn cứ bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Cách giải:
- Trích trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
2.
Phương pháp: căn cứ bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Cách giải:
- Tác giả: Hồ Chí Minh
3.
Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học
Cách giải:
- Phương thức Nghị luận
4.
Phương pháp: căn cứ bài Câu chủ động, câu bị động
Cách giải:
- Xét về cấu tạo, câu trên thuộc kiểu câu đơn.
5.
Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích
Cách giải:
- Nội dung: nêu nhận định về lòng yêu nước và biểu hiện lòng yêu nước trong quá khứ.
6.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
* Yêu cầu hình thức: Đúng hình thức đoạn văn, đủ số lượng câu, văn phạm tốt.
* Yêu cầu về nội dung:
- Trình bày được truyền thống yêu nước của dân tộc ta được phát huy qua các chặng đường lịch sử.
- Tình cảm của bản thân đối với thế hệ đi trước.
- Những điều học tập được từ cha anh.
- Trách nhiệm của bản thân với sự phát triển của dân tộc.
II
Phương pháp: phân tích, giải thích, chứng minh, tổng hợp
Cách giải:
- Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản.
+ Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Yêu cầu nội dung:
1. Mở bài
– Ông cha ta thường dạy con cháu "rừng vàng, biển bạc" là để đề cao vai trò của rừng đối với đời sống con người đồng thời căn dặn mọi người hãy xem rừng là tài nguyên quý hiếm và bảo vệ, giữ gìn.
– Khi cuộc sống của con người đang đứng trước nguy cơ môi trường, thiên nhiên bị tàn phá thì vấn đề bảo vệ rừng lại càng cấp thiết hơn nữa.
2. Thân bài
a. Khẳng định rừng là nhân tố quan trọng
– Chứng minh vai trò của rừng trong việc điều hòa khí hậu
+ Rừng là lá phổi thanh lọc không khí, cung cấp oxi cho sự sống con người và sinh vật khác.
+ Rừng là tấm lá chắn che chở con người và của tài sản của họ khỏi những trận gió, bão, lũ lụt, rừng ven biển chắn sóng, ngăn cát bay vào làm đất đai bị sa mạc hóa.
+ Rừng ngăn dòng chảy của nước, chống xói mòn đất, tạo chất mùn cho đất, tạo mạch nước ngầm…
– Chứng minh vai trò của rừng đối với thảm động, thực vật khác
+ Rừng là nơi ở của hàng trăm loài thảo dược quý hiếm linh chi, nấm, nhân sâm…
+ là nơi sinh sống của động vật đang có nguy cơ tiệt chủng.
– Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn lợi kinh tế cho con người:
+ Rừng cung cấp gỗ cho xây dựng, cung cấp dược liệu, gen động, thực vật quý hiếm, khoáng sản…
+ Rừng là nơi bảo tồn hệ sinh thái thiên nhiên, nơi lí tưởng cho phát triển du lịch sinh thái.
– Chứng minh rừng còn có vai trò quan trọng trong an ninh, quốc phòng.
+ Rừng là người thân, là mái nhà cho chiến sĩ, bộ đội ta trong hai cuộc kháng chiến trường kì.
+ Rừng bảo vệ chiến sĩ khỏi tầm mắt của giặc, rừng cùng nhân cả nước kháng chiến.
b. Phản đề: Nêu thực trạng hiện nay và phân tích nguyên nhân, tác hại:
– Diện tích rừng ngày một thu hẹp, theo số liệu thống kê năm 2016, tổng diện tích rừng tự nhiên là 10 triệu hecta rừng, mức độ che phủ có tăng lên nhưng chất lượng rừng tự nhiên với sự phong phú của thảm thực, động vật lại không thể phục hồi.
– Nguyên nhân chính phải kể đến sự chuyển đổi mục đích sử dụng rừng không hợp lí và nạn chặt phá rừng diễn ra mạnh mẽ ở Tây Nguyên và duyên hải Nam trung bộ. Ý thức người dân chưa cao trong khi chính quyền địa phương xử lí không kiên quyết thậm chí còn tiếp tay cho lâm tặc.
– Tác hại: hệ sinh thái mất cân bằng, thảm động thực vật quý hiếm cạn kiệt, tài nguyên rừng giảm hẳn, đất đai xói mòn, nhiều đồi trọc, sạc lở do mưa bão lớn.
c. Phương pháp bảo vệ rừng
- Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc.
- Tuyên truyền bảo vệ rừng, ngăn chặn các hành vi phá hoại.
- Hạn chế khai thác gỗ, làm ảnh hưởng đến rừng.
3. Kết bài
– Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng và ý nghĩa bảo vệ rừng.
– Liên hệ bản thân trong việc bảo vệ rừng.