Câu hỏi: Câu 1:
Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói, bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: "Không có gì quý hơn độc lập tự do", "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi"… Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
(Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam)
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai?
b. Xác định nội dung của đoạn văn trên.
Câu 2:
a. Xác định câu rút gọn trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của việc rút gọn đó.
Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở.
(Minh Hương, Sài Gòn tôi yêu, Ngữ văn 7, tập 1)
b. Chỉ ra trạng ngữ trong hai câu sau và cho biết trạng ngữ đó bổ sung nội dung gì cho câu.
- Ở nhà, bạn ấy rất chăm chỉ và ngoan ngoãn nên mọi người luôn yêu mến.
- Sắp vào hè, hoa phượng lại đua nhau khoe sắc thắm.
Câu 3:
Từ văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ hãy chứng minh: Bác Hồ sống thật giản dị.
Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói, bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: "Không có gì quý hơn độc lập tự do", "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi"… Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
(Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam)
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai?
b. Xác định nội dung của đoạn văn trên.
Câu 2:
a. Xác định câu rút gọn trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của việc rút gọn đó.
Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở.
(Minh Hương, Sài Gòn tôi yêu, Ngữ văn 7, tập 1)
b. Chỉ ra trạng ngữ trong hai câu sau và cho biết trạng ngữ đó bổ sung nội dung gì cho câu.
- Ở nhà, bạn ấy rất chăm chỉ và ngoan ngoãn nên mọi người luôn yêu mến.
- Sắp vào hè, hoa phượng lại đua nhau khoe sắc thắm.
Câu 3:
Từ văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ hãy chứng minh: Bác Hồ sống thật giản dị.
Lời giải chi tiết
Câu | Nội dung |
1 | a. Phương pháp: căn cứ bài Đức tính giản dị của Bác Hồ Cách giải: - Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ (Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại) - Tác giả: Phạm Văn Đồng b. Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích Cách giải: - Nội dung: đức tính giản dị của Bác trong lời nói, bài viết |
2 | a. Phương pháp: căn cứ bài Rút gọn câu Cách giải: - Câu rút gọn: Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở. - Tác dụng: Thông tin nhanh, tránh lặp từ xuất hiện phía trước. b. Phương pháp: căn cứ bài Thêm trạng ngữ cho câu Cách giải: - Trạng ngữ: Ở nhà => Địa điểm - Trạng ngữ: Sắp vào hè => Thời gian |
3 | Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: * Yêu cầu: - Xác định và viết đúng kiểu bài chứng minh, đúng chủ đề; Bố cục: 3 phần rõ ràng. - Không sai nhiều lỗi chính tả, không mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, dẫn chứng xác thực. 1. Mở bài: Khẳng định sự giản dị của Bác Hồ trong bữa ăn, căn nhà, việc làm, quan hệ với mọi người, lời nói, bài viết. 2. Thân bài * Giản dị trong bữa ăn: - Chỉ vài ba món giản đơn. - Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm. - Ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch, thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất. * Giản dị trong căn nhà: - Vẻn vẹn có 3 phòng. - Lộng gió và ánh sáng. * Giản dị trong việc làm: - Thường tự làm lấy, ít cần người phục vụ. - Gần gũi, thân thiện với mọi người: thăm hỏi, đặt tên... * Trong quan hệ với mọi người: - Viết thư cho một đồng chí. - Nói chuyện với các cháu miền Nam. - Đi thăm nhà tập thể của công nhân. * Giản dị trong lời nói, bài viết: - Câu "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" - " Nước Việt Nam là một..." 3. Kết bài: Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày này. |