Đề 2 (Luyện Đề Nguyễn Anh Vinh- Chu Văn Biên)

To_Be_The_Best

Active Member
Bài 1.
Hai đoạn mạch nối tiếp RLC khác nhau: mạch 1 và mạch 2, cộng hưởng với dòng điện xoay chiều có tần số góc lần lượt là $\omega _0$ và $2\omega _0$. Biết độ tự cảm của mạch 2 gấp 3 độ tự cảm mạch 1. Nếu mắc nối tiếp 2 mạch đó thành 1 mạch thì nó sẽ cộng hưởng với dòng điện xoay chiều có tần số góc là:
A. $\omega _0\sqrt3$
B. 1,5$\omega _0$
C. $\omega _0\sqrt13$
D. 0,5$\omega _0\sqrt13$

Bài 2.
Một mạch dao động LC gòm tự điện C có điện dung $0,1mF$, cuộn dây có hệ số tự cảm $L=0,02H$ và điện trở là $R_0=5\Omega $ và điện trở của dây nối $R=4\Omega $. Dùng dây nối có điện trở không đáng kể để nối 2 cực của nguồn điện một chiều có suất điện động $E=12V$ và điện trở trong $r=1\Omega $ với 2 bản cực của tụ điện. Khi dòng trong mạch đã ổn định người ta cắt nguồn ra khỏi mạch cho mạch dao động tự do. Tính nhiệt lượng tỏa ra trên $R_0$ kể từ lúc cắt nguồn ra khỏi mạch đến khi dao động trong mạch tắt hoàn toàn ?
A. $11,24 mJ$
B. $14,4 mJ$
C. $8,992 mJ$
D. $20,232 mJ$

Bài 3.
Trong hiện tượng giao thoa sóng nước, 2 nguồn A, B cách nhau $20 cm$, dao động cùng biên độ, cùng pha, cùng tần số $50Hz$. Tốc độ truyền sóng là $1,5 \ \left(\text{m}/\text{s}\right)$. Xét các điểm trên mặt nước thuộc đường tròng tâm A, bán kính AB, điểm dao động với biên độ cực đại cách đường thẳng AB một đoạn gần nhất là ?
A. $18,67mm$
B. $17,96mm$
C. $19,97mm$
D. $15,39mm$

Bài 4.
Khảo sát dao động tắt dần của 1 con lắc lò xo nằm ngang, Biết độ cứng lò xo là $500 \ \text{N}/\text{m}$ và vật nhỏ có khối lượng $50g$. Hệ số ma sát trượt bằng $0,3$. Kéo vật để lò xo dãn 1 đoạn $1cm$ so với độ dài tự nhiên rồi thả nhẹ . Lấy $g=10 \ \left(\text{m}/\text{s}^2\right)$. Vị trí vật dừng hẳn cách vị trí ban đầu đoạn:
A. $0,02cm$
B. $0,013cm$
C. $0,987cm$
D. $0,08cm$

Bài 5.
Mạch dao động cuộn dây và tụ điện phẳng không khí thì bước sóng điện từ cộng hưởng với mạch là $60m$. Nếu nhúng $\dfrac{1}{3}$ điện tích các bản tụ ngập vào trong điện môi lỏng có hằng số điện môi bằng $2$ thì bước sóng điện từ cộng hưởng với mạch là:
A. $60m$
B. $73,5m$
C. $69,3m$
D. $6,6km$

Bài 6.
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc cho vân giao thoa trên màn E với khoảng vân đo được là $1,2mm$. Biết khe S cách mặt phẳng 2 khe $S_1,S_2$ một khoảng $d$ và mặt phẳng 2 khe $S_1,S_2$ cách màn E 1 khoảng $D=2d$. Nếu cho nguồn S dao động điều hòa theo quy luật $u=2,4\cos _2\pi t\left(mm\right)$ (t đo bằng giây) theo phương song song với trục $Ox$ thì khi đặt mắt tại O sẽ thấy có bao nhiêu vân sáng dịch chuyển qua trong 1 giây?
A. 10
B. 18
C. 25
D. 24

Bài 7.
Trong cùng 1 thời gian, số hạt bị phân rã của đồng vị cacbon C^14 của 1 món đồ cổ bằng gỗ bằng 0,8 lần số phân rã của mẫu mới cùng thể loại nhưng khối lượng chỉ bằng 1 nửa. Chu kì bán rã của C^14 là 5570 năm. Tuổi của món đồ cổ là:
A. $1,8$ nghìn năm
B. $1,79$ nghìn năm
C. $1,7$ nghìn năm
D. $7,36$ nghìn năm


☻☻☻☻☻☻☻☻☻☻


Đáp án
1, D
2, A
3, C
4, D
5, C
6, B
7, D

Trích sách "Tuyển chọn và giới thiệu đề thi vật lý"
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Chuyên mục

Bài 1.
Hai đoạn mạch nối tiếp RLC khác nhau: mạch 1 và mạch 2, cộng hưởng với dòng điện xoay chiều có tần số góc lần lượt là $w_0$ và $2w_0$. Biết độ tự cảm của mạch 2 gấp 3 độ tự cảm mạch 1. Nếu mắc nối tiếp 2 mạch đó thành 1 mạch thì nó sẽ cộng hưởng với dòng điện xoay chiều có tần số góc là:
A. $w_0\sqrt3$
B. $1,5w_0$
C. $w_0\sqrt13$
D. 0,5$w_0\sqrt13$
Lời giải:
•Khi mắc nối tiếp hai mạch ta có:
$$\omega L_1 +\omega L_2=\dfrac{1}{\omega C_1}+\dfrac{1}{\omega C_2}$$
$$\Leftrightarrow \omega^2(L_1+L_2)=\omega_1^2L_1+\omega_2^2L_2$$
$$\Leftrightarrow \omega =\dfrac{\omega_1\sqrt{13}}{2}$$
Bài 2.
Một mạch dao động LC gòm tự điện C có điện dung $0,1mF$, cuộn dây có hệ số tự cảm $L=0,02H$ và điện trở là $R_0=5\Omega$ và điện trở của dây nối $R=4\Omega$. Dùng dây nối có điện trở không đáng kể để nối 2 cực của nguồn điện một chiều có suất điện động $E=12V$ và điện trở trong $r=1\Omega$ với 2 bản cực của tụ điện. Khi dòng trong mạch đã ổn định người ta cắt nguồn ra khỏi mạch cho mạch dao động tự do. Tính nhiệt lượng tỏa ra trên $R_0$ kể từ lúc cắt nguồn ra khỏi mạch đến khi dao động trong mạch tắt hoàn toàn ?/quote]
A. $11,24 mJ$
B. $14,4 mJ$
C. $8,992 mJ$
D. $20,232 mJ$
Lời giải:
•$\begin{cases} I_o=\dfrac{E}{r+R_o+R}=1,2(A) \\ U_o=I_o.(R_o+R)=10,8(V) \end{cases}$ $\Rightarrow W=20,232.10^{-3}(J) \Rightarrow Q_{Ro}=\dfrac{R}{R+R_o}.W=11,24.10^{-3}(J)$
Bài 3.
Trong hiện tượng giao thoa sóng nước , 2 nguồn A, B cách nhau $20 cm$, dao động cùng biên độ, cùng pha, cùng tần số $50Hz$. Tốc độ truyền sóng là $1,5m/s$. Xét các điểm trên mặt nước thuộc đường tròng tâm A, bán kính AB, điểm dao động với biên độ cực đại cách đường thẳng AB một đoạn gần nhất là ?
A. $18,67mm$
B. $17,96mm$
C. $19,97mm$
D. $15,39mm$
Lời giải:
•Cực đại gần $AB$ nhất nằm về phía $B$ và gần $B$ nhất $\Rightarrow NA-NB=6\lambda=18(cm) \Rightarrow NB=2(cm)$
•Lại có: $NB^2=Na^2+AB^2-2NA.AB.\cos \varphi \Rightarrow\cos \varphi=0,995$
$\Rightarrow NH=AN.sin \varphi=1,997(cm)$
tkvatliphothong :Kí hiệu sai hết bài 2 kìa.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài 4.
Khảo sát dao động tắt dần của 1 con lắc lò xo nằm ngang, Biết độ cứng lò xo là $500N/m$ và vật nhỏ có khối lượng $50g$. Hệ số ma sát trượt bằng $0,3$. Kéo vật để lò xo dãn 1 đoạn $1cm$ so với độ dài tự nhiên rồi thả nhẹ . Lấy $g=10m/s^2$. Vị trí vật dừng hẳn cách vị trí ban đầu đoạn:
A. $0,02cm$
B. $0,013cm$
C. $0,987cm$
D. $0,08cm$

Coi dđ tắt dần chậm
Dễ dàng tính được: Độ giảm biên độ sau nửa chu kì: $\Delta x = \dfrac{2\mu mg}{k} = 0,6 (mm), F_{ms} = 0,15N $
Ta có: $n = \dfrac{10}{0,6.2} = 8 + \dfrac{1}{3}$ nên ta có sau 8 chu kì vật sẽ dao động đến vị trí biên cuối cùng là 0,4(mm) và sau đó đi thêm được 1 đoạn và tắt hẳn. Quãng đường vật đi được sau 8 chu kì là:
$\Delta S = A + 2(A-\Delta x) + 2(A - 2\Delta x) +...+ (A - 16\Delta x)$
$= 32A -2(\Delta x + 2\Delta x +...+ 16\Delta x) + 16\Delta x$
$= 32A - 2.\dfrac{(\Delta x + 16\Delta x)16}{2} + \Delta x$
$= 0,1664(m)$
Ở đây phải áp dụng công thức câp số cộng.
Ở vị trí biên cuối cùng, cơ năng của vật còn lại là:
$\Delta W = \dfrac{kA^2}{2} - F_{ms}.\Delta S = 4.19^{-5} (J)$
Ở vị trí này vật sẽ di chuyển đến vị trí dừng lại. Giả sử vật đi được 1 khoảng $x$, khi đó, vật chỉ còn thế năng của lò xo, áp dụng bảo toàn năng lượng:

$\Delta W = \dfrac{kx^2}{2} + F_{ms}(4.10^{-4} - x) $

Giải ra tròn 0,02cm. Đáp án A.

Phù
 
hoaluuly777 Đâu đến nỗi phức tạp như thế, mình nghĩ chỉ cần tính S là được, có công thức rồi, rồi xem nó đi được mấy vòng, xong dừng lại ở đâu , rồi trừ đi là được chứ. Mình tính nhầm số nhưng chưa biết chỗ sai nên post lên đây

Bài giải trong sách cũng ngắn gọn lắm (mình làm khác cách thầy)

Đáp án là D
 
hoaluuly777 Đâu đến nỗi phức tạp như thế, mình nghĩ chỉ cần tính S là được, có công thức rồi, rồi xem nó đi được mấy vòng, xong dừng lại ở đâu , rồi trừ đi là được chứ. Mình tính nhầm số nhưng chưa biết chỗ sai nên post lên đây

Bài giải trong sách cũng ngắn gọn lắm (mình làm khác cách thầy)

Đáp án là D

Mình có thể khẳng định đáp án không bao giờ là D tại vì VTCB biểu kiến của vật cách VTCB 1 đoạn là 0,3 mm nên vật sẽ dừng lại ở 1 khoảng nhỏ hơn 0,3mm

À mà bạn cho mình hỏi, sách nào thế bạn để mình đi tìm
 
Lời giải:


Lời giải:
•$\begin{cases} I_o=\dfrac{E}{r+R_o+R}=1,2(A) \\ U_o=I_o.(R_o+R)=10,8(V) \end{cases}$ $\Rightarrow W=20,232.10^{-3}(J) \Rightarrow Q_{Ro}=\dfrac{R}{R+R_o}.W=11,24.10^{-3}(J)$
*Bạn giải thích hộ mình đoạn này với mình chưa hiểu thanks!
 
Mình có thể khẳng định đáp án không bao giờ là D tại vì VTCB biểu kiến của vật cách VTCB 1 đoạn là 0,3 mm nên vật sẽ dừng lại ở 1 khoảng nhỏ hơn 0,3mm

À mà bạn cho mình hỏi, sách nào thế bạn để mình đi tìm

Sách "Tuyển Chọn và Giới Thiệu Đề Thi Vật Lý" ( Nguyễn Anh Vinh - Chu Văn Biên)

Đáp án trong sách là D bạn ạ, bạn xem lại coi
 
Sách "Tuyển Chọn và Giới Thiệu Đề Thi Vật Lý" ( Nguyễn Anh Vinh - Chu Văn Biên)

Đáp án trong sách là D bạn ạ, bạn xem lại coi

Mình nói bạn rồi, ko thể là D đc, đáp án sai đấy, nếu dừng ở 0,08 cm thì
$F_{đh} = 0,4 > 0,15 = F_{ms}$ nên nó tự sẽ kéo vật di chuyển thôi
 
Mình nói bạn rồi, ko thể là D đc, đáp án sai đấy, nếu dừng ở 0,08 cm thì
$F_{đh} = 0,4 > 0,15 = F_{ms}$ nên nó tự sẽ kéo vật di chuyển thôi

Vì mình cũng giải sai nên không cãi bạn được

Mình type nguyên văn bài giải trong sách nha

$\Delta A_{1/2}=2x_1=2\dfrac{\mu mg}{k}=0,06 (cm)$

Tổng số lần qua O: $[\dfrac{A}{\Delta A_{1/2}}]=[\dfrac{1}{0,06}]=16 \Rightarrow$ số chẵn $\Rightarrow$ dãn

Xét: $\dfrac{A}{\Delta A_{1/2}}=\dfrac{1}{0,06}=16,67 \Rightarrow n=17$

Khi dừng vật cách O: $x_cc=|A-n\Delta A_{1/2}|=|1-17.0,06|=0,02 (cm)$

Tức là cách vị trí ban đầu: $1-0,02 =0,08 (cm)$

Đáp án $D$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Vì mình cũng giải sai nên không cãi bạn được

Mình type nguyên văn bài giải trong sách nha

$\Delta A_{1/2}=2x_1=2\dfrac{\mu mg}{k}=0,06 (cm)$

Tổng số lần qua O: $[\dfrac{A}{\Delta A_{1/2}}]=[\dfrac{1}{0,06}]=16 \Rightarrow$ số chẵn $\Rightarrow$ dãn

Xét: $\dfrac{A}{\Delta A_{1/2}}=\dfrac{1}{0,06}=16,67 \Rightarrow n=17$

Khi dừng vật cách O: $x_cc=|A-n\Delta A_{1/2}|=|1-17.0,06|=0,02 (cm)$

Tức là cách vị trí ban đầu: $1-0,02 =0,08 (cm)$

Đáp án $D$

1 - 0,02 = 0,08 Nhìn dòng cuối cùng đã thấy sai rồi
Mình tin là mình giải đúng, kiểm tra mãi mới post mà. Mà kiểu này ko thi đh đâu, làm chơi thôi
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Có kiểu làm đơn giản hơn thế này $\Delta A=2\dfrac{\mu mg}{k}=0.06
\dfrac{A}{\Delta A}=16+\dfrac{2}{3}$
Có $0,5<\dfrac{2}{3}\Rightarrow x=\Delta A(1-q)=0,06(1-\dfrac{2}{3})=0,02$
Câu này có công thức thì làm dễ hơn không quá khó nhé.Mọi người kiểm tra hộ mình câu 2 đi giải thích cho mình hiểu với:choler:
 
Có kiểu làm đơn giản hơn thế này $\Delta A=2\dfrac{\mu mg}{k}=0.06
\dfrac{A}{\Delta A}=16+\dfrac{2}{3}$
Có $0,5<\dfrac{2}{3}\Rightarrow x=\Delta A(1-q)=0,06(1-\dfrac{2}{3})=0,02$
Câu này có công thức thì làm dễ hơn không quá khó nhé.Mọi người kiểm tra hộ mình câu 2 đi giải thích cho mình hiểu với:choler:

Bạn lấy: $\dfrac{LI_0^2 + CU_0^2}{2} = W$
 
Câu 5 mình hiểu phức tạp lên làm bài toán khó lên, thực ra chỉ cần xét thời điểm khi biên độ là 0,4mm thôi, trước đó thì công của lực ma sát đã làm giảm dần biên độ của vật đến chu kì cuối cùng rồi, mình làm hơi bị thừa :)).
Khi ở vị trí biên cuối cùng thì vật sẽ dừng khi v = 0 nên bảo toàn năng lượng 1 phát là xong. Lắm lúc nghĩ quá lên đâm lằng nhằng mà cuối cùng phí thời gian vãi....
Đáp án : 1 - 0,02 = 0,98 là chính xác nha
 
Bạn nào làm câu 7 giúp mình với. Đây là số hạt bị phân rã thì phải lấy $1-0.4= 0.6$ nữa chứ
 

Quảng cáo

Back
Top