T

. Đặt điện áp xoay chiều $u={{U}_{0}}\text{cos(}\omega t+\varphi...

Câu hỏi: . Đặt điện áp xoay chiều $u={{U}_{0}}\text{cos(}\omega t+\varphi )\left( V \right)$ vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp theo thứ tự gồm điện trở R, tụ điện C có điện dung thay đổi được và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L. Ban đầu điều chỉnh điện dung của tụ đến giá trị C1​ thì hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch chứa R và C đạt cực đại. Sau đó điều chỉnh điện dung của tụ đến giá trị ${{C}_{2}}=\dfrac{{{C}_{1}}}{3}$ thì hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu tụ đạt giá trị cực đại. Tỉ số $\dfrac{R}{{{Z}_{L}}}$ của đoạn mạch gần nhất với giá trị nào trong các giá trị sau?
A. 3,8.
B. 3,2.
C. 6,0.
D. 1,2.
+ Khi $C={{C}_{1}}$ điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch RC đạt giá trị cực đại: ${{Z}_{{{C}_{1}}}}=\dfrac{{{Z}_{L}}+\sqrt{4{{\text{R}}^{2}}+Z_{L}^{2}}}{2}$
+ Khi $C={{C}_{2}}=\dfrac{{{C}_{1}}}{3}$ thì điện áp hiệu dụng hai đầu tụ đạt giá trị cực đại: ${{Z}_{{{C}_{2}}}}=\dfrac{Z_{L}^{2}+{{R}^{2}}}{{{Z}_{L}}}$
+ Ta có: ${{Z}_{{{C}_{2}}}}=3{{\text{Z}}_{{{C}_{1}}}}\leftrightarrow \dfrac{Z_{L}^{2}+{{R}^{2}}}{{{Z}_{L}}}=3\dfrac{{{Z}_{L}}+\sqrt{4{{\text{R}}^{2}}+Z_{L}^{2}}}{2}$.
Để đơn giản cho việc tính toán ta đặt ${{Z}_{L}}=1\to \dfrac{1+{{R}^{2}}}{1}=3\dfrac{1+\sqrt{4{{\text{R}}^{2}}+1}}{2}\to R=3,19\to \dfrac{R}{{{Z}_{L}}}=3,19$.
Đáp án B.
 

Quảng cáo

Back
Top