Câu hỏi: Cho các tia bức xạ sau: (I) bức xạ phát ra từ ống Cu-lít-giơ; (II) bức xạ chủ yếu phát ra từ chiếc bàn là đang nóng; (III) bức xạ phát ra từ đèn hơi thủy ngân; (IV) bức xạ Mặt Trời. Bức xạ nào trong các bức xạ trên không thể gây ra hiện tượng quang điện ngoài?
A. (III).
B. (IV).
C. (I).
D. (II).
A. (III).
B. (IV).
C. (I).
D. (II).
Ta biết (I) là bức xạ từ ống Cu-lít-giơ tức là bức xạ tia X;
(II) bức xạ chủ yếu phát ra từ chiếc bàn là đang nóng là bức xạ hồng ngoại;
(III) bức xạ phát ra từ đèn hơi thủy ngân là bức xạ tử ngoại;
(IV) bức xạ Mặt Trời có bước sóng trải dài từ 0 tới tức là gồm cả tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại...
Để gây ra được hiện tượng quang điện ngoài thì bước sóng chiếu tới phải nhỏ hơn giới hạn quang điện của kim loại. Giới hạn quang điện lớn nhất là của các kim loại kiềm nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy nên bức xạ tử ngoại và ánh sáng nhìn thấy có bước sóng nhỏ có thể gây ra hiện tượng quang điện, còn bức xạ hồng ngoại có bước sóng lớn không thể gây ra hiện tượng quang điện.
Vậy bức xạ từ chiếc bàn là không thể gây ra hiện tượng quang điện.
(II) bức xạ chủ yếu phát ra từ chiếc bàn là đang nóng là bức xạ hồng ngoại;
(III) bức xạ phát ra từ đèn hơi thủy ngân là bức xạ tử ngoại;
(IV) bức xạ Mặt Trời có bước sóng trải dài từ 0 tới tức là gồm cả tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại...
Để gây ra được hiện tượng quang điện ngoài thì bước sóng chiếu tới phải nhỏ hơn giới hạn quang điện của kim loại. Giới hạn quang điện lớn nhất là của các kim loại kiềm nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy nên bức xạ tử ngoại và ánh sáng nhìn thấy có bước sóng nhỏ có thể gây ra hiện tượng quang điện, còn bức xạ hồng ngoại có bước sóng lớn không thể gây ra hiện tượng quang điện.
Vậy bức xạ từ chiếc bàn là không thể gây ra hiện tượng quang điện.
Đáp án D.