Biểu thức suất điện động là :

__hihi_haha__

Active Member
Bài toán
Một khung dây hình chữ nhật có kích thước $20cm$X$30cm$,gồm 100 vòng dây đặt trong từ trường có $B=0,2$ (T). Trục đối xứng của khung vuông góc với từ trường. Cuộn dây quay quanh trục đối xứng với $v=120$ vòng/phút. $t=0$ là lúc mặt phẳng khung dây hợp với B một góc $30^0$
Biểu thức suất điện động là :
A. $15\cos\left(4\pi t+\dfrac{\pi}{3}\right)$
B. $15\cos\left(4\pi t-\dfrac{\pi}{3}\right)$
C. $15\cos\left(4\pi t+\dfrac{\pi}{6}\right)$
D. $15\cos\left(4\pi t-\dfrac{\pi}{6}\right)$
 
$e = NBS\omega \cos\left(\omega t+\varphi -\dfrac{\pi }{2}\right) $
Trong đó $\varphi$ là góc hợp bởi véc tơ pháp tuyến của mp khung dây với đường sức từ. $\Rightarrow$ $\varphi$ = $\dfrac{\pi }{2}-\dfrac{\pi }{6}=\dfrac{\pi }{3}$
$\Rightarrow$ $e = 15\cos\left(4\pi t -\dfrac{\pi }{6}\right) $
 
Bài toán
Một khung dây hình chữ nhật có kích thước $20cm$x$30cm$,gồm 100 vòng dây đặt trong từ trường có $B=0,2$ (T).Trục đối xứng của khung vuông góc với từ trường.Cuộn dây quay quanh trục đối xứng với $v=120$ vòng/phút.t=0 là lúc mặt phẳng khung dây hợp với B một góc $30^0$
Biểu thức suất điện động là :
A. $15\cos\left(4\pi t+\dfrac{\pi}{3}\right)$
B. $15\cos\left(4\pi t-\dfrac{\pi}{3}\right)$
C. $15\cos\left(4\pi t+\dfrac{\pi}{6}\right)$
D. $15\cos\left(4\pi t-\dfrac{\pi}{6}\right)$
Lời giải

$$e=E\sin\left( \omega t+\dfrac{\pi }{6} \right)\Rightarrow e=E\cos\left( \omega t-\dfrac{\pi }{3} \right)$$
B.
$$e=E\sin\left( \omega t-\dfrac{\pi }{6} \right)\Rightarrow e=E\cos\left( \omega t-\dfrac{2\pi }{3} \right)$$
:)) như nào nhỉ
 
Thế cuối cùng là đáp án như nào nhi???
2 TH có vẻ chính xác hơn,nhưng nếu $\varphi$ là góc hợp bởi véc tơ pháp tuyến của mp khung dây với đường sức từ.Thì bạn tien dũng sai rồi :d
Ai có thể cho mình định nghĩa đúng nhất của $\varphi$ ko !
 
Thế cuối cùng là đáp án như nào nhi???
2 TH có vẻ chính xác hơn,nhưng nếu $\varphi$ là góc hợp bởi véc tơ pháp tuyến của mp khung dây với đường sức từ.Thì bạn tien dũng sai rồi :D
Ai có thể cho mình định nghĩa đúng nhất của $\varphi$ không !
$\phi =NBS\cos\left(\omega t+\varphi \right)$
$e=-\phi '=NBS\omega \cos\left(\omega t+\varphi -\dfrac{\pi }{2}\right)$
$\varphi $ Là góc hợp bởi vécto pháp tuyến mp khung dây và đường sức từ.
P/s: bài này 2 TH đúng rồi! :))
 

Quảng cáo

Back
Top