Biên độ dao động của vật là

anhthich274

Active Member
Bài toán Một con lắc lò xo đặt nằm ngang. Một đầu cố định,1 đầu gắn với vật nhỏ có khối lượng $m=200g$. Lò xo có độ cứng $k=200 N/m$. Vật đang đứng yên ở VTCB thì tác dụng vào vật 1 lực dọc theo trục của lò xo có độ lớn ko đổi là $4(N)$ trong $0,5$ giây. Bỏ qua mọi ma sát. Sau khi ngừng tác dụng lực. Vật dao động với biên độ =?
A. $2 cm$
B. $4 cm$
C. $10\sqrt{10}$ cm
D. $10 cm$
P/S: Đã sửa!
Thân!
New SMOD!
 
Bài toán Một con lắc lò xo đặt nằm ngang. Một đầu cố định,1 đầu gắn với vật nhỏ có khối lượng m=200g.Lò xo có độ cứng k=200 N/m.Vật đang đứng yên ở VTCB thì tác dụng vào vật 1 lực dọc theo trục của lò xo có độ lớn ko đổi là 4(N) trong 0,5 giây. Bỏ qua mọi ma sát.Sau khi ngừng tác dụng lực.Vật dao động với biên độ =?
A. 2 cm
B. 4 cm
C. $10\sqrt{10}$ cm
D. 10 cm
P/S: Đã sửa!
Thân!
New SMOD!
Nhận xét:
Trước mình cũng đã giải một bài tương tự!
Bài làm:
Ta có:
$$F=ma
\Rightarrow a=20 m/s^2.$$
Vận tốc tại vị trí cân bằng là:
$$v_{max} = at=10 m/s.$$
Theo bảo toàn năng lượng:
$$\dfrac{k.A^2}{2} = \dfrac{mv_{max}^2}{2}.$$
$$\Rightarrow A= 10\sqrt{10} (cm).$$
Chọn $C$.
 
Nhận xét:
Trước mình cũng đã giải một bài tương tự!
Bài làm:
Ta có:
$$F=ma
\Rightarrow a=20 \ \left(\text{m}/\text{s}^2\right).$$
Vận tốc tại vị trí cân bằng là:
$$v_{max} = at=10 \ \left(\text{m}/\text{s}\right).$$
Theo bảo toàn năng lượng:
$$\dfrac{k.A^2}{2} = \dfrac{mv_{max}^2}{2}.$$
$$\Rightarrow A= 10\sqrt{10} \left(cm\right).$$
Chọn $C$.
Mình cũng làm thế này. Nhưng 1 ông trên face ông đấy đi học thêm thì thầy ông đấy giải khác cơ
522115_403858809728327_439698402_n.jpg
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Trả lời:
Ừ, cách khác cũng tốt nhưng cách của mình cũng hay mà!
Đáp án của người ta là 4 cm còn mình thì làm cách giống cậu ra C
Theo mình trong khi td lực F thì vật không thể dd đc vì Fdh < F
Ở phần a thì vật dd với biên độ 2 cm vậy thì Fdh max = F (lúc 1/2T sau thì F có vai trò là lực cản) nên vật không thể dao động cho đến khi thôi td lực
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Mình làm thế này
Xung của lực $\overrightarrow{p}=F.t=m\overrightarrow{v}$
Suy ra $v_{max}=10 m/s$
$\Rightarrow A=\dfrac{v_{max}}{\omega }=10\sqrt{10}$

Trong lúc td lực F còn lực đàn hồi của lò xo nữa, bài toán dùng xung lực chỉ dùng trong trường hợp tgian rất ngắn với cả ngoại lực td rất lớn so với nội lực
 
Định luật $II Newton$ cho ta:
$F - kx = ma\rightarrow \dfrac{k}{m}\left(\dfrac{F}{k} - x\right) = ma$

VTCB mới ngay khi tác dụng lực $F$ là: $\dfrac{F}{k} = 2$cm
$\omega = 10\pi $ Suy ra trong $0,5 s$, vecto quay quay đc $5\pi $
Vị trí ban đầu gia tốc bằng $0$ (coi là biên dương) $A = 2cm$ và sau $0,5s$ (quay đc $5\pi $) tức là vật đến vị trí biên âm (coi là như vậy) nên cách VTCB cũ $4cm$

Vậy biên độ là $4cm$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Giả sử F hướng sang phải mà cậu bảo A=2
Suy ra Fđh max=4N
Vậy khi vật quay trở lại (Tức 1/2T sau) thì lực phục hồi đâu thắng đc lực F=4N

Phải trái như nhau vì lực đàn hồi luôn ngược chiều F, nó ko thắng đc nên trong 0,5s nó dđđh còn gì, nhìn pt định luật 2 thì biết !@@
 

Quảng cáo

Back
Top