Trang đã được tối ưu để hiển thị nhanh cho thiết bị di động. Để xem nội dung đầy đủ hơn, vui lòng click vào đây.

Bài thực hành: Xác định hệ số căng bề mặt của chất lỏng

Trang.99

New Member
Bài toán
Mọi người giúp mình trả lời 2 câu hỏi ở bài 57: Thực hành xác định hệ số căng bề mặt của chất lỏng, vật lí 10 nâng cao.
Câu 1: Ở phương án 1, có thể dùng lực kế ở phương án 2 thay cho cân đòn và các gia trọng được không? Vì sao?
Câu 2: Ở phương án 2, có thể không dùng lực kế mà xác định các lực bằng cân đòn và các gia trọng được không? Vì sao?
 

Chuyên mục

Lời giải

Câu 1. Được thậm chí còn tiện lợi hơn trong bố trí thí nghiệm nhưng độ chính xác kém hơn.
Câu 2. Được luôn. Các bước tiến hành:
+Treo vòng kim loại vào đầu bên trái đòn cân sau đó treo các gia trọng vào đầu bên phải sau đó chỉnh thăng bằng.
+Nâng từ từ cốc nước lên cho tới khi đáy vòng bứt ra khỏi mặt thoáng khối nước
+
Với là chu vi trong và ngoài vòng kim loại, m là tổng khối luợng của gia trọng.
 
Mình không cần các bước tiến hành bạn ơi, mình cần câu trả lời cho câu hỏi tại sao ở cả 2 câu cơ. :D
 
Mình không cần các bước tiến hành bạn ơi, mình cần câu trả lời cho câu hỏi tại sao ở cả 2 câu cơ. :D
"Tại sao" ở đây có nghĩa là làm thế nào tìm ra lực căng bề mặt của chất lỏng bằng các phương án khác nhau. Phương án 1 dùng cân đòn nhưng có thể thay bằng lực kế còn phương án 2 dùng lực kế nhưng có thể thay bằng cân đòn... giải thích cách tìm lực căng bề mặt rõ ràng thì đó là câu trả lời rồi còn gì... thực chất lực kế hay cân đòn đều có tác dụng như nhau trong thí nghiệm này vì chúng đều có khả năng tìm lực kéo để vòng kim loại bị bứt ra khỏi mặt nước từ đó tìm ra hệ số căng bề mặt.
 
Bạn cho mình hỏi luôn: Sai số khi đo đại lượng nào là lớn nhất? Tại sao? Cách khắc phục.
 
Bạn cho mình hỏi luôn: Sai số khi đo đại lượng nào là lớn nhất? Tại sao? Cách khắc phục.
Đó là sai số khi tìm số chỉ lực kế... thực tế sai số dụng cụ vào khoảng 0,001N còn sai số ngẫu nhiên khi quan sát bằng mắt thường sẽ khó chính xác vào lúc cái vòng kim loại bứt ra khỏi bề mặt chất lỏng. Còn sai số khi đo đường kính vòng thực tế rất nhỏ khi đo sai số tính theo mm nhưng khi tính thì D và d lại được tính bằng đơn vị m do đó sai số giảm đi hàng nghìn lần và ta có thể bỏ qua sai số này!
 
Dạ anh ơi em hỏi vì sao nó thuận tiện hơn ạ. Có phải là các bước tiến hành đơn giản hơn phải không anh
 
Cho mk hỏi khái niệm lực căng bề mặt chất lỏng là gì? Càng ngắn gọn càng tốt ^^