The Collectors

Bài 31.9,31.10,31.11,31.12 trang 73 SBT Vật lí 10

Câu hỏi:

31.9​

Một bình cầu dung tích 20 lít chứa ôxi ở nhiệt độ 16°C và áp suất 100 atm. Tính thể tích của lượng khí này ở điều kiện chuẩn. Tại sao kết quả tìm được chỉ là gần đúng ?
Phương pháp giải:
Áp dụng phương trình trạng thái của khí lí tưởng
\(\dfrac{{{p_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{p_2}{V_2}}}{{{T_2}}}\)
Lời giải chi tiết:
V0​ ≈ 1,889 lít. Vì áp suất quá lớn nên khí không thể coi là khí lí tưởng. Do đó kết quả tìm được chỉ là gần đúng.

31.10​

Người ta bơm khí ôxi ở điều kiện chuẩn vào một bình có thể tích 5 000 lít. Sau nửa giờ bình chứa đầy khí ở nhiệt độ 24°C và áp suất 765 mmHg. Xác định khối lượng khí bơm vào sau mỗi giây. Coi quá trình bơm diễn ra một cách đều đặn.
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức:
- Phương trình trạng thái của khí lí tưởng
\(\dfrac{{{p_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{p_2}{V_2}}}{{{T_2}}}\)
- Khối lượng riêng \(\rho  = \dfrac{m}{V}\)
Lời giải chi tiết:
Sau t giây khối lượng khí trong bình là m = ρΔVt = ρV
Với ρ là khối lượng riêng của khí; ΔV là thể tích khí bơm vào sau mỗi giây và V là thể tích khí bơm vào sau t giây
\({{pV} \over T} = {{{p_0}{V_0}} \over {{T_0}}}\) (1)
Với \(V = {m \over \rho }\) và \(V_0 = {m \over \rho_0 }\)
Thay V và V0​vào (1) ta được:  \(\rho = {{p{T_0}{\rho _0}} \over {{p_0}T}}\)
Lượng khí bơm vào sau mỗi giây là:
\(x = {m \over t} = {{V\rho } \over t} = {V \over t}.{{p{T_0}{\rho _0}} \over {{p_0}T}} = {{5.765.273.1,29} \over {1800.760.297}} = 0,0033kg/s\)

31.11​

Một phòng có kích thước 8m x 5m x 4m. Ban đầu không khí trong phòng ở điều kiện chuẩn, sau đó nhiệt độ của không khí tăng lên tới 10°C, trong khi áp suất là 78 cmHg. Tính thể tích của lượng không khí đã ra khỏi phòng và khối lượng không khí còn lại trong phòng.
Phương pháp giải:
Áp dụng phương trình trạng thái của khí lí tưởng
\(\dfrac{{{p_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{p_2}{V_2}}}{{{T_2}}}\)
Lời giải chi tiết:
Lượng không khí trong phòng ở trạng thái ban đầu (điều kiện chuẩn):
p0​ = 76 cmHg; V0​ = 5.8.4 = 160 m3​; T0​ = 273 K
Lượng không khí trong phòng ở trạng thái 2:
p2​ = 78 cmHg; V2​ ; T2​ = 283 K
Ta có  \({{{p_0}{V_0}} \over {{T_0}}} = {{{p_2}{V_2}} \over {{T_2}}} = > {V_2} = {{{p_0}{V_0}{T_2}} \over {{T_0}{p_2}}} = {{76.160.283} \over {273.78}} \approx 161,60({m^3})\)
Thể tích không khí thoát ra khỏi phòng
ΔV = V2​ – V1​ = 161,6 – 160 = 1,6 m3​.
Thể tích không khí thoát ra khỏi phòng tính ở điều kiện chuẩn là:
\({{{p_0}\Delta {V_0}} \over {{T_0}}} = {{{p_2}\Delta V} \over {{T_2}}}\)
=>  \(\Delta {V_0} = {{{p_2}{T_0}\Delta V} \over {{T_2}{p_0}}} = {{78.273.1,6} \over {283.76}} \approx 1,58({m^3})\)
Khối lượng không khí còn lại trong phòng:
m’ = m – Δm = V0​ρ0​ – ΔV0​ρ0​ = ρ0​(V0​ – ΔV0​)
m’ ≈ 204,84 kg.

31.12​

Một xilanh có pit-tông cách nhiệt đặt nằm ngang. Pit-tông ở vị trí chia xilanh thành hai phần bằng nhau, chiều dài của mỗi phần là 30 cm. Mỗi phần chứa một lượng khí như nhau ở nhiệt độ 17°C và áp suất 2 atm. Muốn pit-tông dịch chuyển 2 cm thì phải đun nóng khí ở một phần lên thêm bao nhiêu độ? Áp suất của khí khi pit-tông đã dịch chuyển là bao nhiêu ?
Phương pháp giải:
Áp dụng phương trình trạng thái của khí lí tưởng
\(\dfrac{{{p_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{p_2}{V_2}}}{{{T_2}}}\)
Lời giải chi tiết:
Đối với phần khí bị nung nóng:
+ Trạng thái đầu: p1​; V1​ = lS; T1​ (1)
+ Trạng thái cuối: p2​; V2​ = (l + Δl)S; T2​ (2)
Đối với phần khí không bị nung nóng:
+ Trạng thái đầu: p1​; V1​ = lS; T1​ (1)
+ Trạng thái cuối: p’2​; V’2​ = (l - Δl)S; T’2​ = T1​ (2)
Ta có:  \({{{p_1}{V_1}} \over {{T_1}}} = {{{p_2}{V_2}} \over {{T_2}}} = {{{{p'}_2}{{V'}_2}} \over {{T_1}}}\)
Vì pit-tông ở trạng thái cân bằng nên p’2​ = p2​. Do đó
\({{{p_2}{V_2}} \over {{T_2}}} = {{{p_2}{{V'}_2}} \over {{T_1}}} = > {{{p_2}\left( {l + \Delta l} \right)S} \over {{T_2}}} = {{{p_2}\left({l - \Delta l} \right)S} \over {{T_1}}}\)
=>  \({T_2} = {{l + \Delta l} \over {l - \Delta l}}{T_1}\)
Vậy phải đun nóng khí ở một bên lên thêm ΔT độ:
\(\Delta T = {T_2} - {T_1} = {{l + \Delta l} \over {l - \Delta l}}{T_1} - {T_1} = {{2\Delta l} \over {l - \Delta l}}{T_1} = {{2.0,02} \over {0,3 - 0,02}}. 290 = 41,4K\)
Vì \({{{p_1}{V_1}} \over {{T_1}}} = {{{p_2}{V_2}} \over {{T_2}}}\) nên:
\({p_2} = {{{p_1}{V_1}{T_2}} \over {{T_1}{V_2}}} = {{{p_1}lS\left( {{T_1} + \Delta T} \right)} \over {{T_1}\left({l + \Delta l} \right)S}} = {{{p_1}l\left({{T_1} + \Delta T} \right)} \over {{T_1}\left({l + \Delta l} \right)}}\)
Thay số vào ta được:
\({p_2} = {{2.0,3.\left( {290 + 41} \right)} \over {290\left({0,3 + 0,02} \right)}} \approx 2,14(atm)\)
Rất tiếc, câu hỏi này chưa có lời giải chi tiết. Bạn ơi, đăng nhập và giải chi tiết giúp zix.vn nhé!!!
 

Quảng cáo

Back
Top