The Collectors

Bài 2 trang 63 SGK Hình học 12 Nâng cao

Câu hỏi: Xác định tâm và bán kính của mặt cầu ngoại tiếp hình chóp \(S. ABC\), biết \(SA = SB = SC = a\), \(\widehat {ASB} = {60^0},\widehat {BSC} = {90^0},\widehat {CSA} = {120^0}\)
Phương pháp giải
- Chứng minh tam giác ABC vuông tại B.
- Từ đó suy ra SH là trục đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC (đường thẳng vuông góc với mặt phẳng (ABC) tại tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác)
- Sử dụng tính chất: "Mọi điểm nằm trên trục đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC thì cách đều ba điểm A, B, C" để dựng tâm mặt cầu.
Lời giải chi tiết
hinh-bai-2-on-tap-chuong-2-hinh-hoc-12-nang-cao.png

Áp dụng định lí Cosin trong tam giác \(SAB, SAC\) ta có:
\(\eqalign{
& A{B^2} = S{A^2} + S{B^2} - 2SA. SB.\cos {60^0} \cr
& = {a^2} + {a^2} - 2{a^2}.{1 \over 2} = {a^2} \Rightarrow AB = a \cr
& A{C^2} = S{A^2} + S{C^2} - 2SA. SC.\cos {120^0} \cr
& = {a^2} + {a^2} - 2{a^2}\left({ - {1 \over 2}} \right) = 3{a^2}\cr & \Rightarrow AC = a\sqrt 3 \cr} \)
Trong tam giác vuông \(SBC\) có: \(B{C^2} = S{B^2} + S{C^2} = 2{a^2} \) \(\Rightarrow BC = a\sqrt 2 \)
Ta có: \(A{C^2} = A{B^2} + B{C^2} \Rightarrow \Delta ABC\) vuông tại \(B\).
Gọi \(H\) là trung điểm của \(AC\) thì \(H\) là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.
Vì \(SA = SB = SC\) nên \(SH \bot mp\left( {ABC} \right)\)
Và \(S{H^2} = S{C^2} - H{C^2} \) \(= {a^2} - {\left( {{{a\sqrt 3 } \over 2}} \right)^2}\) \(= {{{a^2}} \over 4} \Rightarrow SH = {a \over 2}\)
Gọi O là điểm đối xứng của S qua H.
Khi đó \(OS = 2SH = 2.\frac{a}{2} = a\).
Tam giác OAH vuông tại \(H\) nên theo Pitago ta có
\(OA = \sqrt {A{H^2} + O{H^2}} \) \(= \sqrt {{{\left( {\frac{{a\sqrt 3 }}{2}} \right)}^2} + {{\left({\frac{a}{2}} \right)}^2}} = a\)
Lại có SH là trục đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC và \(O \in SH\) nên \(OA = OB = OC = a\).
Vậy \(OS = OA = OB = OC = a\) hay \(O\) là tâm mặt cầu ngoại tiếp hình chóp \(S. ABC\) và bán kính \(R = a\).
Cách khác:
1614820872016.png

Ta có: \(HA = HB = HC\), \(SA = SB = SC\) nên \(SH\) là trục đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC
\(\Rightarrow \) tâm mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S. ABC nằm trên \(SH\).
Gọi M là trung điểm của SA.
Trong \(\left( {SAC} \right)\), kẻ đường thẳng \(d\) đi qua M và vuông góc \(SA\) cắt \(SH\) tại \(O\)
(\(d\) là đường trung trực của \(SA\) )
Khi đó:
\(O \in SH \Rightarrow OA = OB = OC\)
\(O \in d \Rightarrow OS = OA\)
\(\Rightarrow \) \(OS = OA = OB = OC\) hay O là tâm mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S. ABC.
Xét \(\Delta SMO\) và \(\Delta SHA\) có:
\(\widehat S\) chung
\(\widehat {SMO} = \widehat {SHA} = {90^0}\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow \Delta SMO \sim \Delta SHA\left( {g - g} \right)\\ \Rightarrow \frac{{SM}}{{SH}} = \frac{{SO}}{{SA}} \Rightarrow SM. SA = SH. SO\\ \Rightarrow \frac{1}{2}SA. SA = SH. SO\\ \Rightarrow \frac{1}{2}{a^2} = \frac{a}{2}. SO \Rightarrow SO = a\end{array}\)
Vậy bán kính \(R = a\).
 

Quảng cáo

Back
Top