The Collectors

Bài 18: Thực hành tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho. Phân biệt một số loại phân bón

Câu hỏi: Thí nghiệm 1: Thử tính chất của dung dịch amoniac
- Tiến hành TN:
+ Lấy dd amoniac vào 2 ống nghiệm nhỏ
+ Ống 1: Thêm vài giọt dd phenolphtalein
+ Ống 2: Thêm 5-6 giọt dd muối nhôm clorua
- Hiện tượng:
+ Ống 1: dd phenolphtalein chuyển màu hồng
+ Ống 2: xuất hiện kết tủa màu trắng
- Giải thích:
+ dd amoniac có tính bazo yếu nên làm dd phenolphtalein chuyển màu hồng
+ dd amoniac tác dụng với dd muối nhôm clorua tạo kết tủa Al(OH)3​
PTHH:
NH3​ + H2​O ⇄ NH4​+​ + OH-​
AlCl3​ + 3NH3​ + 3H2​O → Al(OH)3​ + 3NH4​Cl

Thí nghiệm 2: Tính oxi hóa của axit nitric
- Tiến hành TN:
Thí nghiệm a:
+ Lấy 0,5ml dd HNO3​ đặc​ vào ống nghiệm 1
+ Thêm 1 mảnh Cu nhỏ, sau đó nút ống nghiệm bằng miếng bông có tẩm NaOH.

Thí nghiệm b:
+ Lấy 0,5 ml dd HNO3​ loãng​ vào ống nghiệm 2
+ Thêm 1 mảnh Cu nhỏ, sau đó nút ống nghiệm bằng miếng bông có tẩm NaOH.
+ Đun nóng ống nghiệm
- Hiện tượng: Ở 2 ống nghiệm mảnh đồng tan dần, dung dịch trong ống nghiệm chuyển thành màu xanh đậm dần.
+ Ở ống 1: Có khí màu nâu thoát ra.
+ Ở ống 2: Có khí không màu thoát ra nhanh hơn và lên khỏi bề mặt dung dịch thì hóa nâu.
- Giải thích:
+ Cho mảnh Cu vào ống nghiệm chứa HNO3​ đặc​ có khí NO2​ màu nâu bay ra vì HNO3​ đặc bị khử đến NO2​. Dung dịch chuyển sang màu xanh do tạo ra Cu(NO3​)2​.
+ Cho mảnh Cu vào ống nghiệm chứa HNO3​ loãng​ và đun nóng có khí NO không màu bay ra, sau chuyển thành NO2​ màu nâu đỏ. Dung dịch chuyển sang màu xanh lam của Cu(NO3​)2​.
PTHH:
Cu + 4HNO3​ đặc​ → Cu(NO3​)2​ + 2NO2​↑ + 2H2​O
3Cu + 8HNO3​ loãng​ → 3Cu(NO3​)2​ + 2NO↑ + 4H2​O
2NO + O2​ → 2NO2​

Thí nghiệm 3: Tính oxi hóa của muối kali nitrat nóng chảy
- Tiến hành TN:
+ Bỏ 1 ít tinh thể KNO3​ vào ống nghiệm chịu nhiệt khô, cặp thẳng đứng trên giá sắt.
+ Đốt cho muối nóng chảy đến khi muối bắt đầu phân hủy vẫn tiếp tục đốt nóng ống nghiệm.
+ Dùng kẹp sắt đốt nóng 1 hòn than rồi bỏ vào ống nghiệm.
+ Quan sát sự cháy của hòn than.
- Hiện tượng: Mẩu than bùng cháy trong KNO3​ nóng chảy, có tiếng nổ lách tách do KNO3​ bị phân hủy.
- Giải thích: Hòn than cháy mãnh liệt hơn vì có O2​. Có tiếng nổ lách tách là do KNO3​ nhiệt phân giải phóng khí O2​.
PTHH:
2KNO3​ → 2KNO2​ + O2​
C + O2​ → CO2​

Thí nghiệm 4: Phân biệt 1 số loại phân bón hóa học
- Tiến hành TN:
+ Lấy 3 ống nghiệm, mỗi ống nghiệm chứa 1 loại phân bón sau: amonisunfat, kali clorua, supephotphat kép. Cho vào mỗi ống nghiệm 4-5ml nước cất và lắc nhẹ ống nghiệm cho đến khi các chất tan hết
a) TN nhận biết phân đạm amoni sunfat:
+ Lấy khoảng 1ml dung dịch mỗi loại phân vừa pha chế cho vào từng ống nghiệm.
+ Cho vào mỗi ống nghiệm 0,5ml dd NaOH rồi đun nóng nhẹ
- Hiện tượng:
+ Các mẫu phân đều tan và tạo dung dịch không màu.
+ Ống nghiệm có khí bay lên, khí này làm xanh quỳ tím ẩm là amoni sufat.
- Giải thích: amoni sufat phản ứng với NaOH giải phóng khí NH3​
PTHH:
2NaOH + (NH4​)2​SO4​ → Na2​SO4​ + 2NH3​↑ + 2H2​O
NH4​+​ + OH-​ → NH3​↑ + H2​O

b) TN nhận biết phân kali clorua và supephotphat kép:
+ Lấy khoảng 1ml dung dịch vừa pha chế của mỗi loại phân bón còn lại
+ Nhỏ vài giọt AgNO3​ vào từng ống nghiệm
- Hiện tượng:
+ Ở ống nghiệm có ↓trắng là dd KCl
+ Ống nghiệm không có ↓ là dd Ca(H2​PO4​)2​
- Giải thích: kali clorua tạo kết tủa trắng với AgNO3​
PTHH:
AgNO3​ + KCl → AgCl↓ + KNO3​
Ag+​ + Cl-​ → AgCl↓
Rất tiếc, câu hỏi này chưa có lời giải chi tiết. Bạn ơi, đăng nhập và giải chi tiết giúp zix.vn nhé!!!
 

Quảng cáo

Back
Top