The Collectors

Bài 17.15 trang 43 SBT Hóa học 10

Câu hỏi: Cho các quá trình chuyển đổi sau đây :
\(\begin{array}{l}
a) S{O_3} \to{H_2}S{O_4}\\
b) {H_2}S{O_4} \to S{O_2}\\
c) HN{O_3} \to N{O_2}\\
d) KCl{O_3} \to KCl{O_4}\\
e) KN{O_3} \to KN{O_2}\\
g) FeC{l_2} \to FeC{l_3}
\end{array}\)
Hãy cho biết trong quá trình nào có phản ứng oxi hoá - khử xảy ra ?
Phương pháp giải
Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.
Lời giải chi tiết
\(a) \mathop S\limits^{ + 6} {O_3}\to {H_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_4}\): không có phản ứng oxi hóa – khử.
\(b) {H_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_4} \to \mathop S\limits^{ + 4} {O_2}\): có phản ứng oxi hóa – khử.
c) \(H\mathop N\limits^{ + 5} {O_3} \to \mathop N\limits^{ + 4} {O_2}\) : có phản ứng oxi hóa – khử.
d) \(K\mathop {Cl}\limits^{ + 5} {O_3} \to K\mathop {Cl}\limits^{ + 7} {O_4}\) : có phản ứng oxi hóa – khử.
e) \(K\mathop N\limits^{ + 5} {O_3} \to K\mathop N\limits^{ + 3} {O_2}\): có phản ứng oxi hóa – khử.
g) \(\mathop {Fe}\limits^{2 + } C{l_2} \to \mathop {Fe}\limits^{ + 3} C{l_3}\): có phản ứng oxi hóa – khử.
 

Quảng cáo

Back
Top