The Collectors

Bài 15,16,17,18,19,20,21,22,23 trang 19 SBT Hình Học 11 nâng cao

Câu hỏi:

Bài 15​

Hợp thành của hai phép đối xứng tâm là phép nào trong các phép sau đây?
(A) Phép đối xứng trục;
(B) Phép đối xứng tâm;
(C) Phép quay;
(D) Phép tịnh tiến.
Lời giải chi tiết:
15-trang-19-sbt-hinh-11-nc.png
Đáp án: D
Xét hai phép đối xứng tâm B và C ta có:
\(\begin{array}{l}{D_B}\left( A \right) = A' \Rightarrow \overrightarrow {AA'}  = 2\overrightarrow {BA'} \\{D_C}\left({A'} \right) = A'' \Rightarrow \overrightarrow {A'A''}  = 2\overrightarrow {A'C} \\ \Rightarrow \overrightarrow {AA'}  + \overrightarrow {A'A''}  = 2\overrightarrow {BA'}  + 2\overrightarrow {A'C} \\ \Rightarrow \overrightarrow {AA''}  = 2\left({\overrightarrow {BA'}  + \overrightarrow {A'C} } \right)\\ \Rightarrow \overrightarrow {AA''}  = 2\overrightarrow {BC} \\ \Rightarrow {T_{\overrightarrow {BC} }}\left(A \right) = A''\end{array}\)
Vậy hợp thành của hai phép đối xứng tâm là phép tịnh tiến.

Bài 16​

Hợp thành của một phép tịnh tiến và phép đối xứng tâm là phép nào trong các phép sau đây?
(A) Phép đối xứng trục;
(B) Phép đối xứng tâm;
(C) Phép đồng nhất;
(D) Phép tịnh tiến.
Lời giải chi tiết:
16-trang-19-sbt-hinh-11-nc.png
Đáp án: B
Xét phép tịnh tiến theo véc tơ \(\overrightarrow u \) và phép đối xứng qua tâm \(C\) ta có:
\(\begin{array}{l}{T_{\overrightarrow u }}\left( A \right) = A' \Rightarrow \overrightarrow {AA'}  = \overrightarrow u \\{D_C}\left({A'} \right) = A''\end{array}\)
Gọi \(C'\) là trung điểm của \(AA''\) thì \(\overrightarrow {CC'}  =  - \frac{1}{2}\overrightarrow u \) nên \(C'\) cố định.
Do đó \({D_{C'}}\left( A \right) = A''\).
Vậy hợp thành của phép tịnh tiến và phép đối xứng tâm là một phép đối xứng tâm.

Bài 17​

Cho hai đường thẳng song song d và d’. Có bao nhiêu phép vi tự với tỉ số k = 20 biến đường thẳng d thành đường thẳng d’?
(A) Không có phép nào;
(B) Có một phép duy nhất;
(C) Chỉ có hai phép;
(D) Có vô số phép.
Lời giải chi tiết:
17-trang-19-sbt-hinh-11-nc.png
Đáp án: D
Giả sử d và d’ cách nhau một khoảng \(h = NN'\) không đổi.
Gọi O là tâm vị tự thì \({V_{\left( {O; 20} \right)}}\left(M \right) = M'\) \(\Leftrightarrow \overrightarrow {OM'}  = 20\overrightarrow {OM} \)
\(\Rightarrow OM' = 20OM\) \(\Rightarrow ON' = 20ON\) \(\Rightarrow NN' = 19ON\) \(\Rightarrow ON = \frac{{NN'}}{{19}} = \frac{h}{{19}}\)
\(\Rightarrow O\) luôn cách \(d\) một khoảng \(\frac{h}{{19}}\) không đổi.
Do đó \(O\) luôn nằm trên đường thẳng \(\Delta \) cách \(d\) một khoảng \(\frac{h}{{19}}\).
Do có vô số điểm \(O\) nên ta có vô số phép vị tự thỏa mãn.
Có vô số phép vị tự thỏa mãn bài toán.

Bài 18​

Cho hai đường thẳng cắt nhau d và d’. Có bao nhiêu phép vị tự biến d thành d’?
(A) Không có phép nào;
(B) Có một phép duy nhất;
(C) Chỉ có hai phép;
(D) Có vô số phép.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: A
Phép vị tự biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó nên không có phép vị tự nào biến đường thẳng d thành d’ mà d và d’ cắt nhau.

Bài 19​

Cho hai đường thẳng song song d và d’ và một điểm O không nằm trên chúng. Có bao nhiêu phép vị tự tâm O biến đường thẳng d thành đường thẳng d’?
(A) Không có phép nào;
(B) Có một phép duy nhất;
(C) Chỉ có hai phép;
(D) Có vô số phép.
Lời giải chi tiết:
19-trang-19-sbt-hinh-11-nc.png
Đáp án: B
Giả sử \(d\left( {O, d} \right) = h, d\left({O, d'} \right) = h'\).
Xét vị trí điểm \(O\) và hai đường thẳng như hình vẽ.
Khi đó \(\frac{{OM'}}{{OM}} = \frac{{ON'}}{{ON}} = \frac{{h'}}{h}\) \(\Rightarrow \overrightarrow {OM'}  = \frac{{h'}}{h}\overrightarrow {OM} \)
Do đó chỉ có 1 phép vị tự tâm O tỉ số \(k = \frac{{h'}}{h}\) thỏa mãn trong trường hợp này.
Tương tự với trường hợp O nằm trong miền giới hạn bởi d và d’ hay điểm O và d’ cùng nằm trong một mặt phẳng bờ là d thì cũng chỉ có 1 phép vị tự thỏa mãn.
Vậy chỉ có 1 phép vị tự thỏa mãn bài toán.

Bài 20​

Cho hai đường tròn bằng nhau (O; R) và (O’; R) với tâm O và O’ phân biệt. Có bao nhiêu phép vị tự biến (O; R) thành (O’; R)?
(A) Không có phép nào;
(B) Có một phép duy nhất;
(C) Chỉ có hai phép;
(D) Có vô số phép.
Lời giải chi tiết:
20-trang-19-sbt-hinh-11-nc.png
Đáp án: B
Gọi \(I\) là tâm vị tự và \(k\) là tỉ số vị tự thì:
\({V_{\left( {I; k} \right)}}\left({\left( {O; R} \right)} \right) = \left({O'; R} \right)\) \(\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {IO'}  = k\overrightarrow {IO} \\R' = \left| k \right|R\end{array} \right.\)
Ta có: \(R' = \left| k \right|R \Rightarrow k =  \pm 1\)
Nếu \(k = 1\) thì \(\overrightarrow {IO'}  = \overrightarrow {IO}  \Rightarrow O \equiv O'\) (vô lí)
Nếu \(k =  - 1\) thì \(\overrightarrow {IO'}  =  - \overrightarrow {IO} \) hay \(I\) là trung điểm \(OO'\).
Vậy chỉ có 1 phép vị tự duy nhất là \({V_{\left( {I; - 1} \right)}}\).

Bài 21​

Cho đường tròn (O; R). Có bao nhiêu phép vị tự với tâm O biến (O; R) thành chính nó?
(A) Không có phép nào;
(B) Có một phép duy nhất;
(C) Chỉ có hai phép;
(D) Có vô số phép.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: C
\({V_{\left( {O; k} \right)}}\) biến \(\left( O \right)\) thành chính nó nếu và chỉ nếu \({V_{\left( {O; k} \right)}}\left(O \right) = O\) và \(R = \left| k \right|R \Leftrightarrow k =  \pm 1\)
Vậy chỉ có hai phép vị tự thỏa mãn là \({V_{\left( {O; 1} \right)}}\) và \({V_{\left( {O; - 1} \right)}}\).

Bài 22​

Cho đường tròn (O; R). Có bao nhiêu phép vị tự biến (O; R) thành chính nó?
(A) Không có phép nào;
(B) Có một phép duy nhất;
(C) Chỉ có hai phép
(D) Có vô số phép.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: D
Mọi phép vị tự có tâm bất kì tỉ số \(1\) đều biến đường tròn (O; R) thành chính nó.

Bài 23​

Cho hai phép vị tự \({V_{\left( {O; k} \right)}}\) và \({V_{\left( {O'; k} \right)}}\) với O và O’ là hai điểm phân biệt và kk’ = 1. Hợp thành của hai phép vị tự đó là phép nào trong các phép sau đây?
(A) Phép tịnh tiến;
(B) Phép đối xứng trục;
(C) Phép đối xứng tâm;
(D) Phép quay.
Lời giải chi tiết:
23-trang-19-sbt-hinh-11-nc.png
Đáp án: A
Ta có:
\(\begin{array}{l}{V_{\left( {O; k} \right)}}\left(A \right) = A' \Leftrightarrow \overrightarrow {OA'}  = k\overrightarrow {OA} \\{V_{\left({O'; k'} \right)}}\left({A'} \right) = A'' \Leftrightarrow \overrightarrow {O'A''}  = k'\overrightarrow {O'A'} \\ \Rightarrow \overrightarrow {OA''}  - \overrightarrow {OO'}  = k'\left({\overrightarrow {OA'}  - \overrightarrow {OO'} } \right)\\ \Rightarrow \overrightarrow {OA''}  = k'\overrightarrow {OA'}  - k'\overrightarrow {OO'}  + \overrightarrow {OO'} \\ = k'. K\overrightarrow {OA}  - k'\overrightarrow {OO'}  + \overrightarrow {OO'} \\ = \overrightarrow {OA}  + \left({1 - k'} \right)\overrightarrow {OO'} \\ \Rightarrow \overrightarrow {OA''}  - \overrightarrow {OA}  = \left({1 - k'} \right)\overrightarrow {OO'} \\ \Rightarrow \overrightarrow {AA''}  = \left({1 - k'} \right)\overrightarrow {OO'} \\ \Rightarrow {T_{\overrightarrow u }}\left(A \right) = A''\end{array}\)
ở đó \(\overrightarrow u  = \left( {1 - k} \right)\overrightarrow {OO'} \)
Vậy hợp cửa hai phép vị tự trên là phép tịnh tiến theo véc tơ \(\overrightarrow u  = \left( {1 - k} \right)\overrightarrow {OO'} \).
Rất tiếc, câu hỏi này chưa có lời giải chi tiết. Bạn ơi, đăng nhập và giải chi tiết giúp zix.vn nhé!!!
 

Quảng cáo

Back
Top