Giá trị cực đại và cực tiểu của lực đàn hồi của lò xo là

anhhungvie

Active Member
Bài toán
Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng $m= 200 \ \text{g}$, lò xo có độ cứng $k= 50 \ \text{N}/\text{m}$ được gắn cố định vào điểm O sao cho lò xo có phương thẳng đứng. Từ vị trí cân bằng người ta kéo vật nhỏ theo phương thẳng đứng xuống dưới một đoạn 4 cm rồi thả nhẹ cho vật dao động. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g= 10 $ \ \left(\text{m}/\text{s}^{2}\right)$. Giá trị cực đại và cực tiểu của lực đàn hồi của lò xo là
A. 2N và 1N
B. 4N và 0N
C. 3N và 2N
D. 5N và 3N
 
Bài toán
Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng $m= 200 \ \text{g}$, lò xo có độ cứng $k= 50 \ \text{N}/\text{m}$ được gắn cố định vào điểm O sao cho lò xo có phương thẳng đứng. Từ vị trí cân bằng người ta kéo vật nhỏ theo phương thẳng đứng xuống dưới một đoạn 4 cm rồi thả nhẹ cho vật dao động. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g= 10 $ \ \left(\text{m}/\text{s}^{2}\right)$. Giá trị cực đại và cực tiểu của lực đàn hồi của lò xo là
A. 2N và 1N
B. 4N và 0N
C. 3N và 2N
D. 5N và 3N
Lời giải
$\Delta l=\dfrac{mg}{k}=\dfrac{0,2.10}{50}=4cm $
$\Rightarrow$ $\Delta l=A $

Lực đàn hồi nhỏ nhất khi vật đi qua vị trí biến dạng ít nhất
Do $\Delta l=A $ nên $F_{Min}=0N $ khi vật đi qua vị trí lò xo không biến dạng

$F_{Max}=k.\left(\Delta l+A\right)=50.\left(0,04+0,04\right)=4N $

$\Rightarrow$ Chọn B.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Quảng cáo

Back
Top