Nếu tăng R thì:

Xiwang

New Member
Bài toán
Mạch điện AB gồm R,l,C nối tiếp, $u_{AB}=U\sqrt{2}\cos(\omega t)$.Chỉ có R thay đổi được và $\omega^{2}\neq \dfrac{1}{LC}$ .Hệ số công suất của mạch đang bằng $\dfrac{\sqrt{2}}{2}$, nếu tăng R thì:
A. tổng trở của mạch giảm
B. công suất của mạch tăng
C. hệ số công suất của mạch giảm
D. hiệu điện thế hiệu dụng ở 2 đầu điện trở R tăng
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài toán
Mạch điện AB gồm R,l,C nối tiếp, $u_{AB}=U\sqrt{2}\cos \left(\omega t\right)$.Chỉ có R thay đổi được và $\omega ^{2}\neq \dfrac{1}{LC}$ .Hệ số công suất của mạch đang bằng $\dfrac{\sqrt{2}}{2}$, nếu tăng R thì:
A. tổng trở của mạch giảm
B. công suất của mạch tăng
C. hệ số công suất của mạch giảm
D. hiệu điện thế hiệu dụng ở 2 đầu điện trở R tăng
Lời giải
Ta có
$Z=\sqrt{R^2 +\left(Z_L-Z_C\right)^2}$ nên thay đổi R rõ ràng Z tăng
Công suất của mạch cực đại khi R= |Z_L-Z_C| hay $\cos \varphi =\dfrac{1}{\sqrt{2}}$ ( nếu chưa biết cái này em thử chứng minh xem) nên thay đổi R thì P phải giảm
$\cos \varphi =\dfrac{R}{\sqrt{R^2 +\left(Z_L-Z_C\right)^2}} = \dfrac{1}{\sqrt{1 + \dfrac{\left(Z_L-Z_C\right)^2}{R^2}}}$
Do đó khi R tăng thì hệ số công suất tăng
$U_R = U. \cos \varphi$
Do đã chứng minh ở trên nên $U_R$ tăng
Vậy chọn D
 

Quảng cáo

Back
Top