[2013] Bài tập Lượng tử ánh sáng trong các đề thi thử Vật lí

Tăng Hải Tuân

Well-Known Member
Administrator
Hôm nay mình lập topic nhằm có một cái nhìn tổng quan về bài tập Lượng tử ánh sáng trong các đề thi thử, đặc biệt là đề thi thử các trường Chuyên trên cả nước, mong các bạn tham gia nhiệt tình ^^!
Nội quy của topic như sau:
Thứ nhất: Thực hiện đúng nội quy của diễn đàn tại đây
Thứ hai: Các bài post phải đánh số thứ tự, và phải trình bày theo mẫu sau: (có được bằng cách ấn vào nút LB trên khung soạn thảo)
Bài x. (Đề thi thử lần y, trường z)
Đề bài viết ở đây
A. Đáp án A viết ở đây
B. Đáp án B viết ở đây
C. Đáp án C viết ở đây
D. Đáp án D viết ở đây
Mã:
Chú ý
[b][color=blue]Bài x.[/color][/b] (Đề thi thử lần y, trường z)
Đề bài viết ở đây
[b][color=blue]A.[/color][/b] Đáp án A viết ở đây
[b][color=blue]B.[/color][/b] Đáp án B viết ở đây
[b][color=blue]C.[/color][/b] Đáp án C viết ở đây
[b][color=blue]D.[/color][/b] Đáp án D viết ở đây
Thứ ba: Phải giải quyết xong bài trước đó, rồi mới post bài tiếp theo.
 
Bài toán - Tứ Kỳ lần 3
Hiệu điện thế giữa hai cực anôt và catôt của một ống Cu - lit - giơ là 30 kV. Bỏ qua động năng ban đầu của electron khi bứt ra khỏi catôt. Tần số lớn nhất của tia Rơnghen mà ống này phát ra là?
A. $1,025.10^{19}$
B. $4,685.10^{18}$
C. $2,345.10^{19}$
D. $8,084.10^{18}$
 
Bài làm:
Có 3 chuyển dời M về K, M về L, L về K.
M về L:
$$\dfrac{5E}{36}=\dfrac{-E}{9} + \dfrac{E}{4} = \dfrac{hc}{\lambda_{ML}}(1).$$
M về K:
$$\dfrac{8E}{9}=\dfrac{-E}{9} + E =\dfrac{hc}{\lambda_{MK}}(2).$$
L về K:
$$\dfrac{3E}{4}=\dfrac{-E}{4} + E =\dfrac{hc}{\lambda_{LK}}(3).$$
Vì:
$$\dfrac{5}{36} < \dfrac{3}{4} < \dfrac{8}{9}.$$
Nên ta có :
$\lambda_{ML}= \lambda_2; \lambda_{MK}= \lambda_3; \lambda_{KL}= \lambda_1$.
Lấy (3) trừ (2), cho (1) về theo về ta có:
$$\dfrac{1}{\lambda_3}-\dfrac{1}{\lambda_1} =\dfrac{1}{\lambda_2}.$$
Chọn $D$.
 
Tất cả các bài toán đều rất vớ vẩn môt cách bất cẩn...Thât vây:
  • Áp dung kiến thức chương lương tử ánh sang :$$\dfrac{hc}{\lambda}=\dfrac{h.c}{\lambda_0}+W_đ \Rightarrow v_{0}=\sqrt{\dfrac{\dfrac{2h.c}{\lambda }-\dfrac{2hc}{\lambda _{0}}}{m}}$$
  • Áp dung kiến thức đông lưc hoc $$ F=ma=\left | e.U \right |\Rightarrow a=\dfrac{F}{m}=\dfrac{\left | e.U \right |}{m}$$
  • Lúc hat dung lai do lưc cản của điên trường thì vân tốc bằng 0. Áp dung đinh lý biến thiên đông năng,ta có: $$W_1-W_0=A=F.d 0-\dfrac{1}{2}mv_{0}^{2}=-mad\Rightarrow d=\dfrac{-mv_{0}^{2}}{-2\left | a\right |}=0,25cm$$
  • Đến mà kết luân sai là thôi luôn đấy, khoảng cách cần tìm là $s=1-d=0,75cm$
Vậy cách làm của sooley là sai hả anh.
 
Tất cả các bài toán đều rất vớ vẩn môt cách bất cẩn...Thât vây:
  • Áp dung kiến thức chương lương tử ánh sang :$$\dfrac{hc}{\lambda}=\dfrac{h.c}{\lambda_0}+W_đ \Rightarrow v_{0}=\sqrt{\dfrac{\dfrac{2h.c}{\lambda }-\dfrac{2hc}{\lambda _{0}}}{m}}$$
  • Áp dung kiến thức đông lưc hoc $$ F=ma=\left | e.U \right |\Rightarrow a=\dfrac{F}{m}=\dfrac{\left | e.U \right |}{m}$$
  • Lúc hat dung lai do lưc cản của điên trường thì vân tốc bằng 0. Áp dung đinh lý biến thiên đông năng,ta có: $$W_1-W_0=A=F.d 0-\dfrac{1}{2}mv_{0}^{2}=-mad\Rightarrow d=\dfrac{-mv_{0}^{2}}{-2\left | a\right |}=0,25cm$$
  • Đến mà kết luân sai là thôi luôn đấy, khoảng cách cần tìm là $s=1-d=0,75cm$
Bạn ơi, mình hỏi cái này, theo cách làm bạn trình bày rất chính xác, và bấm máy tính ra $d=0.25$, đơn vị ở đây là gì? Rõ ràng các số liệu thay vào để tính đều đúng với đơn vị hệ SI. Đáng nhẽ ra phải là 0,25 m???
 
Bạn ơi, mình hỏi cái này, theo cách làm bạn trình bày rất chính xác, và bấm máy tính ra $d=0.25$, đơn vị ở đây là gì? Rõ ràng các số liệu thay vào để tính đều đúng với đơn vị hệ SI. Đáng nhẽ ra phải là 0,25 m???

Chuyển động ở hàng vi mô này sao đến m được bạn. Đơn vị hoàn toàn đúng đấy bạn tính toán lại xem nhé.
 
Chuyển động ở hàng vi mô này sao đến m được bạn. Đơn vị hoàn toàn đúng đấy bạn tính toán lại xem nhé.
Động năng ban đầu của electron là $epsilon - A = W$,,,, $A,W$ lần lượt là công thoát và động năng ban đầu của electron bị bứt ra khỏi bề mặt. Thay số tính được $W = 5,01894.10^{-20}$,,, Cho động năng này bằng công lực điện trường cản.
$W = +qUd$, tìm được $d=0,2509$ (m)
 
Bài 5 - Chuyên Nguyễn Huệ L3
Một đám nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái kích thích mà êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng M, khi chuyển về các quỹ đạo dừng bên trong thì quang phổ vạch phát xạ của đám nguyên tử hiđrô ứng với các bước sóng $\lambda_{1}, \lambda_{2}, \lambda_{3}$ với $\lambda_{2} < \lambda_{1}<\lambda_{3}$
A. $\lambda_{3} = \lambda_{1}+\lambda_{2}$
B. $\lambda_{2} = \dfrac{\lambda _{1}\lambda _{3}}{\lambda _{1}+\lambda _{3}}$
C. $\lambda_{1} = \dfrac{\lambda _{2}\lambda _{3}}{\lambda _{2}+\lambda _{3}}$
D. $\lambda_{3} = \dfrac{\lambda _{1}\lambda _{2}}{\lambda _{1}+\lambda _{2}}$

NHT à, đề bài cho $\lambda_{2} < \lambda_{1}<\lambda_{3}$ mà a*b/(a+b) luôn luôn nhỏ hơn a và b, đáp án B
 
Hic làm bài 6 mãi mới ra. Mình làm ra B, không biết thế nào:
Bước sóng nhìn thấy nhỏ nhất nên năng lượng lớn nhất, và phải nằm trong dãy Ban-me $\Rightarrow$ chuyển từ $E_{6}$ về $E_{2}$

$\Rightarrow$ Năng lượng của photon: $$\Delta E_{1}= \dfrac{-13,6eV}{6^{2}} - \dfrac{-13,6eV}{2^{2}}=3,02$$

Bước sóng hồng ngoại lớn nhất nên năng lượng bé nhất $\Rightarrow$ chuyển từ $E_{6}$ về $E_{5}$
$$\Rightarrow \Delta E_{2}= \dfrac{-13,6eV}{6^{2}} - \dfrac{-13,6eV}{5^{2}}=0.166$$
Tỉ số cần tìm bằng: $$\dfrac{\Delta E_{1}}{\Delta E_{2}} = 18,168$$

Mình ko hiểu "Nguyên tử đang ở trạng thái kích thích thứ nhất.Kích thích nguyên tử để bán kính quỹ đạo electron tăng lên 9 lần" là sao.chẳng dùng tới dữ kiện này!
 
Hic làm bài 6 mãi mới ra. Mình làm ra B, không biết thế nào:
Bước sóng nhìn thấy nhỏ nhất nên năng lượng lớn nhất, và phải nằm trong dãy Ban-me $\Rightarrow$ chuyển từ $E_{6}$ về $E_{2}$

$\Rightarrow$ Năng lượng của photon: $$\Delta E_{1}= \dfrac{-13,6eV}{6^{2}} - \dfrac{-13,6eV}{2^{2}}=3,02$$

Bước sóng hồng ngoại lớn nhất nên năng lượng bé nhất $\Rightarrow$ chuyển từ $E_{6}$ về $E_{5}$
$$\Rightarrow \Delta E_{2}= \dfrac{-13,6eV}{6^{2}} - \dfrac{-13,6eV}{5^{2}}=0.166$$
Tỉ số cần tìm bằng: $$\dfrac{\Delta E_{1}}{\Delta E_{2}} = 18,168$$
Cho mình Hỏi bước sóng dài nhất hồng ngoại thì phải là e43 chứ!
 
Bài 11. Phan Bội Châu lần 2 2013
Chiếu vào khối hơi hydro bức xạ có tần số $f_1$ thì khối hơi phát được tối đa 3 bức xạ. Chiếu vào khối hơi hydro bức xạ có tần số $f_2$ thì khối hơi phát được tối đa 10 bức xạ. Biết năng lượng nguyên tử hydro cho bởi biểu thức $E_n=-\dfrac{E_o}{n^2}$ (với $E_o$ là hằng số, n là số nguyên). Tỉ số tần số của hai bức xạ $\dfrac{f_1}{f_2}$ là
A. $\dfrac{3}{10}$
B. $\dfrac{10}{3}$
C. $\dfrac{25}{27}$
D. $\dfrac{128}{135}$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài 11. Phan Bội Châu lần 2 2013
Chiếu vào khối hơi hydro bức xạ có tần số $f_1$ thì khối hơi phát được tối đa 3 bức xạ. Chiếu vào khối hơi hydro bức xạ có tần số $f_2$ thì khối hơi phát được tối đa 10 bức xạ. Biết năng lượng nguyên tử hydro cho bởi biểu thức $E_n=-\dfrac{E_o}{n^2}$ (với $E_o$ là hằng số, n là số nguyên). Tỉ số tần số của hai bức xạ $\dfrac{f_1}{f_2}$ là
A. $\dfrac{3}{10}$
B. $\dfrac{10}{3}$
C. $\dfrac{25}{27}$
D. $\dfrac{128}{135}$

$nC_2=3\rightarrow n=3$
$nC_2=10\rightarrow n=5$
$\dfrac{f_1}{f_2}=\dfrac{1-\dfrac{1}{9}}{1-\dfrac{1}{25}}$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài làm
Có ngay $\dfrac{hc}{\lambda _{1}}-\dfrac{hc}{\lambda _{0}} =\left | e \right
|U$
$\Rightarrow U=0.3125V$
mà $\dfrac{U}{U_{AK}}=\dfrac{d'}{d}\Rightarrow d'=0.25\Rightarrow\Rightarrow$ khoảng cách ngắn nhất là $1-d'=0.75$ A
Sao lại lập tỉ lệ vậy ạ? Em dùng công thức mà nói là độ biến thiên động năng bằng công của ngoại lực có được không?
 
Bài làm:
Có 3 chuyển dời M về K, M về L, L về K.
M về L:
$$\dfrac{5E}{36}=\dfrac{-E}{9} + \dfrac{E}{4} = \dfrac{hc}{\lambda_{ML}}\left(1\right).$$
M về K:
$$\dfrac{8E}{9}=\dfrac{-E}{9} + E =\dfrac{hc}{\lambda_{MK}}\left(2\right).$$
L về K:
$$\dfrac{3E}{4}=\dfrac{-E}{4} + E =\dfrac{hc}{\lambda_{LK}}\left(3\right).$$
Vì:
$$\dfrac{5}{36} < \dfrac{3}{4} < \dfrac{8}{9}.$$
Nên ta có :
$\lambda_{ML}= \lambda_2; \lambda_{MK}= \lambda_3; \lambda_{KL}= \lambda_1$.
Lấy (3) trừ (2), cho (1) về theo về ta có:
$$\dfrac{1}{\lambda_3}-\dfrac{1}{\lambda_1} =\dfrac{1}{\lambda_2}.$$
Chọn $D$.
Có phải là bài này phải sử dụng công thức: $E=-13,\dfrac{6}{n^2}$ không ạ?
 
Hic làm bài 6 mãi mới ra. Mình làm ra B, không biết thế nào:
Bước sóng nhìn thấy nhỏ nhất nên năng lượng lớn nhất, và phải nằm trong dãy Ban-me $\Rightarrow$ chuyển từ $E_{6}$ về $E_{2}$

$\Rightarrow$ Năng lượng của photon: $$\Delta E_{1}= \dfrac{-13,6eV}{6^{2}} - \dfrac{-13,6eV}{2^{2}}=3,02$$

Bước sóng hồng ngoại lớn nhất nên năng lượng bé nhất $\Rightarrow$ chuyển từ $E_{6}$ về $E_{5}$
$$\Rightarrow \Delta E_{2}= \dfrac{-13,6eV}{6^{2}} - \dfrac{-13,6eV}{5^{2}}=0.166$$
Tỉ số cần tìm bằng: $$\dfrac{\Delta E_{1}}{\Delta E_{2}} = 18,168$$
Vậy cho em hỏi đề bài nói kích thích nguyên tử để bán kính tăng lên 9 lần có ý là gì em thấy bạn giải không có sử dụng
 

Quảng cáo

Back
Top