[2013] Bài tập Lượng tử ánh sáng trong các đề thi thử Vật lí

Tăng Hải Tuân

Well-Known Member
Administrator
Hôm nay mình lập topic nhằm có một cái nhìn tổng quan về bài tập Lượng tử ánh sáng trong các đề thi thử, đặc biệt là đề thi thử các trường Chuyên trên cả nước, mong các bạn tham gia nhiệt tình ^^!
Nội quy của topic như sau:
Thứ nhất: Thực hiện đúng nội quy của diễn đàn tại đây
Thứ hai: Các bài post phải đánh số thứ tự, và phải trình bày theo mẫu sau: (có được bằng cách ấn vào nút LB trên khung soạn thảo)
Bài x. (Đề thi thử lần y, trường z)
Đề bài viết ở đây
A. Đáp án A viết ở đây
B. Đáp án B viết ở đây
C. Đáp án C viết ở đây
D. Đáp án D viết ở đây
Mã:
Chú ý
[b][color=blue]Bài x.[/color][/b] (Đề thi thử lần y, trường z)
Đề bài viết ở đây
[b][color=blue]A.[/color][/b] Đáp án A viết ở đây
[b][color=blue]B.[/color][/b] Đáp án B viết ở đây
[b][color=blue]C.[/color][/b] Đáp án C viết ở đây
[b][color=blue]D.[/color][/b] Đáp án D viết ở đây
Thứ ba: Phải giải quyết xong bài trước đó, rồi mới post bài tiếp theo.
 
Bài 6(chuyên Amsterdam )
Cho một nguyên tử hidro có mức năng lượng thứ n tuân theo công thức :$E_{n}=\dfrac{-13,6eV}{n^{2}}$.Nguyên tử đang ở trạng thái kích thích thứ nhất.Kích thích nguyên tử để bán kính quỹ đạo electron tăng lên 9 lần.Tìm tỉ số bước sóng hồng ngoại lớn nhất và bước sóng nhìn thấy nhỏ nhất mà nguyên tử này có thể phát ra là:
A. $33,4$
B. $18,2$
C. $2,3.10^{-3}$
D. $5,5.10^{-2}$
 
Bài 6(chuyên Amsterdam )
Cho một nguyên tử hidro có mức năng lượng thứ n tuân theo công thức :$E_{n}=\dfrac{-13,6eV}{n^{2}}$. Nguyên tử đang ở trạng thái kích thích thứ nhất. Kích thích nguyên tử để bán kính quỹ đạo electron tăng lên 9 lần. Tìm tỉ số bước sóng hồng ngoại lớn nhất và bước sóng nhìn thấy nhỏ nhất mà nguyên tử này có thể phát ra là:
A. $33,4$
B. $18,2$
C. $2,3.10^{-3}$
D. $5,5.10^{-2}$
Hic làm bài 6 mãi mới ra. Mình làm ra B, không biết thế nào:
Bước sóng nhìn thấy nhỏ nhất nên năng lượng lớn nhất, và phải nằm trong dãy Ban-me $\Rightarrow$ chuyển từ $E_{6}$ về $E_{2}$

$\Rightarrow$ Năng lượng của photon: $$\Delta E_{1}= \dfrac{-13,6eV}{6^{2}} - \dfrac{-13,6eV}{2^{2}}=3,02$$

Bước sóng hồng ngoại lớn nhất nên năng lượng bé nhất $\Rightarrow$ chuyển từ $E_{6}$ về $E_{5}$
$$\Rightarrow \Delta E_{2}= \dfrac{-13,6eV}{6^{2}} - \dfrac{-13,6eV}{5^{2}}=0.166$$
Tỉ số cần tìm bằng: $$\dfrac{\Delta E_{1}}{\Delta E_{2}} = 18,168$$
 
Bài 7(Chuyên Thái Bình lần 3)
Dung dịch Fluorexein hấp thục ánh sáng có bước sóng $\lambda =0,49\mu m$ và phát ra ánh sáng có bước sóng $0,52\mu m$ .Người ta gọi hiệu suất của sự phát quang là tỉ số giữa năng lượng ánh sáng phát quang và năng lượng ánh sáng hấp thụ.Biết hiệu suất của sự phát quang của dung dịch Fluorexein là 75% .Số phần trăm của photon bị hấp thụ đã dẫn đến sự phát quang của dung dịch là:
A. 82,7%
B. 79,6%
C. 75%
D. 66,8%
B
 
Bài 7(Chuyên Thái Bình lần 3)
Dung dịch Fluorexein hấp thục ánh sáng có bước sóng $\lambda =0,49\mu m$ và phát ra ánh sáng có bước sóng $0,52\mu m$ .Người ta gọi hiệu suất của sự phát quang là tỉ số giữa năng lượng ánh sáng phát quang và năng lượng ánh sáng hấp thụ.Biết hiệu suất của sự phát quang của dung dịch Fluorexein là 75% .Số phần trăm của photon bị hấp thụ đã dẫn đến sự phát quang của dung dịch là:
A. 82,7%
B. 79,6%
C. 75%
D. 66,8%
Bài làm:
Theo bài gọi số photon tới là $n_t$ và $n_p$ là số photon bị hấp thụ.
Theo giả thiết:
$$\dfrac{3}{4}=\dfrac{n_p\lambda_1}{n_t\lambda_2}.$$
$$\Rightarrow \dfrac{n_p}{n_t} \approx 0,796.$$
Chọn $B$.
 
Bài 8 : (Chuyên ĐHV lần 4-2011)
Katot của tế bào quang điện có công thoát $1,5 eV$ được chiếu bởi bức xạ đơn sắc $\lambda $ . Lần lượt đặt vào tế bào điện áp $U_{AK}=3V ; U'_{AK}=15V$ , thì thấy vận tốc cực đại của e đập vào anot tăng gấp đôi. Giá trị $\lambda $
$A.0,795 \mu m$
$B. 0,497 \mu m$
$C.0,259 \mu m$
$D.0,211 \mu m$
 
Bài 8 : (Chuyên ĐHV lần 4-2011)
Katot của tế bào quang điện có công thoát $1,5 eV$ được chiếu bởi bức xạ đơn sắc $\lambda $ . Lần lượt đặt vào tế bào điện áp $U_{AK}=3V ; U'_{AK}=15V$ , thì thấy vận tốc cực đại của e đập vào anot tăng gấp đôi. Giá trị $\lambda $
$A.0,795 \mu m$
$B. 0,497 \mu m$
$C.0,259 \mu m$
$D.0,211 \mu m$
Bài làm
Ta có
$$\dfrac{mv_{max}^2}{2} = \dfrac{hc}{\lambda} - A+|e|U_{AK}$$
Do đó
$$\dfrac{ \dfrac{hc}{\lambda} - 1,5e+15|e|}{\dfrac{hc}{\lambda} - 1,5e+3|e|}=4$$
$$\Rightarrow \dfrac{hc}{\lambda} =2,5e$$
$$\Rightarrow \lambda=0,497 \mu m$$
 
Bài 9 : ( Luyện đề Nguyễn Anh Vinh-Chu Văn Biên )
Chiếu một chùm bức xạ có bước sóng $0,4 \mu m$ vào một bản M ( công thoát e là 1,4 eV ) của một tụ điện . Đối với các e bứt ra có động năng ban đầu cực đại thì động năng đó bằng năng lượng photon hấp thụ được trừ cho công thoát . Hiệu điện thế hãm nhỏ nhất hai bản tụ phải bằng bao nhiêu để e thoát ra trên bản M bay trong khoảng chân không giữa hai bản tụ và dừng ngay trên bản N.
A. $U_{MN}=-1,7V$
B. $U_{MN}=1,7V$
C. $U_{MN}=-2,7V$
D. $U_{MN}=2,7V$
 
Bài 9 : ( Luyện đề Nguyễn Anh Vinh-Chu Văn Biên )
Chiếu một chùm bức xạ có bước sóng $0,4 \mu m$ vào một bản M ( công thoát e là 1,4 eV ) của một tụ điện . Đối với các e bứt ra có động năng ban đầu cực đại thì động năng đó bằng năng lượng photon hấp thụ được trừ cho công thoát . Hiệu điện thế hãm nhỏ nhất hai bản tụ phải bằng bao nhiêu để e thoát ra trên bản M bay trong khoảng chân không giữa hai bản tụ và dừng ngay trên bản N.
A. $U_{MN}=-1,7V$
B. $U_{MN}=1,7V$
C. $U_{MN}=-2,7V$
D. $U_{MN}=2,7V$
Bài làm
Ta có:
\[ W_{đ0}=2,72875.10^{-19}\]
Để e thoát ra dừng lại ngay trên bản N thì động năng của e đến N bằng 0. Hay động năng ban đầu cực đại đã chuyển hết thành công của lực điện trường:
\[ -|e|U_{AK}=2,72875.10^{-19}\]
\[ \Rightarrow U_{AK}=-1,7 V\]
Chọn A
 
Bài làm
Ta có:
\[ W_{đ0}=2,72875.10^{-19}\]
Để e thoát ra dừng lại ngay trên bản N thì động năng của e đến N bằng 0. Hay động năng ban đầu cực đại đã chuyển hết thành công của lực điện trường:
\[ -|e|U_{AK}=2,72875.10^{-19}\]
\[ \Rightarrow U_{AK}=-1,7 V\]
Chọn A

Bài này đáp án B bạn a .
 
Bài làm
Ta có:
\[ W_{đ0}=2,72875.10^{-19}\]
Để e thoát ra dừng lại ngay trên bản N thì động năng của e đến N bằng 0. Hay động năng ban đầu cực đại đã chuyển hết thành công của lực điện trường:
\[ -|e|U_{AK}=2,72875.10^{-19}\]
\[ \Rightarrow U_{AK}=-1,7 V\]
Chọn A
Trả lời:
Nhầm bản chất rồi kiemro721119 à!
Anh Lil.Tee mới chứng minh: $U_h >0$ mà!
Đáp án $B$ mới đúng!
 
Thực ra đề bài này hỏi không đúng. Hỏi hiệu điện thế hãm có giá trị bằng bao nhiêu mà ở các đáp án lại cho $U_{AK}$.
$U_{AK}$ và $U_h$ khác hẳn nhau. $U_{AK}=-U_h.$
 
Thực ra đề bài này hỏi không đúng. Hỏi hiệu điện thế hãm có giá trị bằng bao nhiêu mà ở các đáp án lại cho $U_{AK}$.
$U_{AK}$ và $U_h$ khác hẳn nhau. $U_{AK}=-U_h.$
Vâng, anh . Đề luyện mà, hay vậy lắm.
Nhiều khi nó làm lệch lạc hết cả.
Ước gì trở lại để em thi SP Lí!
 
Bài 10 Quỳnh Côi, 2, 2013.
Khối khi Hiđro đang ở trạng thái kích thích và electron trong nguyên tử đang chuyển động ở quỹ đạo O. Hỏi khối khi này có thể phát ra bao nhiêu bức xạ đơn sắc nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy?
A. 6
B. 10
C. 4
D. 3
 
Bài 10 Quỳnh Côi, 2, 2013.
Khối khi Hiđro đang ở trạng thái kích thích và electron trong nguyên tử đang chuyển động ở quỹ đạo O. Hỏi khối khi này có thể phát ra bao nhiêu bức xạ đơn sắc nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy?
A. 6
B. 10
C. 4
D. 3
Em chọn B.10 :D
O-N, O-M, O-L, O-k
N-M, N-L, N-K
M-L, M-K
L-K
Không biết gọi mấy cái trên là gì nữa :P.
 
Lí thuyết phần này em nắm không chắc :">
Trả lời:
Em còn hơn một năm để tu luyện mà.
Lí có nhiều cái câng lưu ý lắm.
Qua mỗi kì thi ta lại rút được nhiều kinh nghiệm.
Bài này đọc thật kĩ:
Bức xạ đơn sắc nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy?
 

Quảng cáo

Back
Top