Resource icon

Trắc nghiệm Địa lí 10 cả năm (có đáp án)

No permission to download
ZixDoc gửi tặng quý thầy cô và các em học sinh Trắc nghiệm Địa lí 10 cả năm kèm đáp án dưới định dạng word hoàn toàn miễn phí. Tài liệu có 149 trang gồm các câu trắc nghiệm theo từng bài học giúp các em luyện tập và củng cố kiến thức.

Trích dẫn Trắc nghiệm Địa lí 10 cả năm (có đáp án):
Câu 4: Gió Fơn là gió
A. từ sườn gió mát ẩm thổi sang sườn khuất gió trở nên khô nóng.
B. từ trên cao thổi xuống nên nhiệt độ tăng dần.
C. từ thung lũng thổi lên sườn núi vào ban ngày và từ sườn núi thổi xuống thung lũng sườn bên kia vào ban đêm.
D. gây ra bởi sự chênh lệch khí áp giữa 2 bên sườn núi.
Câu 5: Ven xích đạo là vùng áp thấp vì:
A. Tại đây không khí ẩm do nước bốc hơi nhiều.
B. Tại đây nhiệt độ thường thấp hơn chí tuyến.
C. Tại đây nhiệt độ cao do thường xuyên được Mặt trời chiếu sáng.
D. Bề dày của tầng đối lưu lớn hơn 2 cực.
Câu 6: Loại gió thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới về Xích đạo là
A. gió mùa. B. gió mậu dịch. C. gió Tây ôn đới. D. gió fơn.
Câu 7: Loại gió thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới, thổi gần như quanh năm về phía áp thấp ôn đới là
A. gió mùa. B. gió mậu dịch. C. gió Tây ôn đới. D. gió fơn.
Câu 8: Nguyên nhân chủ yếu làm cho các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt là
A. hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới.
B. tác động của hoàn lưu khí quyển.
C. sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.
D. ảnh hưởng của các dòng biển (nóng và lạnh).
Câu 9: Vùng chí tuyến và lân cận thường có lượng mưa rất thấp vì
A. khu vực này có nhiều hoang mạc
B. có nhiều dòng biển lạnh chảy qua
C. khí áp cao, không khí khó bốc lên, tỉ lệ lục địa lớn
D. có các dãy núi cao ngăn cản không cho hơi nước từ biển vào đất liền.
Câu 10: Gió mùa thường có ở
A. đới nóng và 1 số nơi thuộc vĩ độ trung bình.
B. đới lạnh và 1 số nơi thuộc vĩ độ trung bình.
C. vùng ôn đới.
D. vùng cận xích đạo.

📩 Tải về để xem bản đầy đủ và chính xác nhất!
Author
The Knowledge
Downloads
4
Views
327
First release
Last update

Ratings

0.00 star(s) 0 ratings

More resources from The Knowledge

Back
Top