icon tài liệu

Giáo án KHTN 7 - Bài 34 bộ Kết nối tri thức

Bạn phải đăng nhập để tải
ZixDoc gửi tặng quý thầy cô và các em học sinh Giáo án KHTN 7 - Bài 34 bộ Kết nối tri thức mới nhất dưới định dạng word hoàn toàn miễn phí. Tài liệu bao gồm các nội dung chính như: mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ cần đạt và định hướng năng lực có thể hình thành và phát triển; phương pháp và kỹ thuật dạy học; sự chuẩn bị của giáo viên, học sinh; chuỗi các hoạt động học tập.... giúp thầy cô và các em có buổi học hiệu quả.

Trích dẫn Giáo án KHTN 7 - Bài 34 bộ Kết nối tri thức:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH​
DỰ KIẾN SẢN PHẨM​
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu kiến thức: Trong quá trình sống, sinh vật phản ứng với các nhân tố từ môi trường để có thể tồn tại và phát triển. Hiện tượng cảm ứng ở động vật bậc cao hình thành nên tập tính, thói quen. Con người đã ứng dụng những hiểu biết về tính cảm ứng ở thực vật vào trồng trọt, ứng dụng hiểu biết về tập tính ở động vật trong chăn nuôi, trong sản xuất và đời sống.
- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 34.1 – Làm trụ bám cho cây hồ tiêu, đọc thông tin mục I SGK tr.141, 142 và trả lời câu hỏi:
+ Nêu một số ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong trồng trọt.
+ Cho ví dụ cụ thể.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi:
+ Quan sát Hình 34.2 và hoàn thành nội dung theo Bảng mẫu 34.1:
Tên sinh vật​
Hiện tượng cảm ứng dụng​
Biện pháp ứng dụng​
Lợi ích​
Côn trùng hại cây trồng (bướm, bọ xít,….)​
?​
?​
?​
Chim​
?​
?​
?​
+ Lấy thêm các ví dụ về việc ứng dụng hiện tượng cảm ứng trồng trọt.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.​
1. Tìm hiểu ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong trồng trọt
+ Thực vật: ứng dụng tính hướng sáng, hướng nước, hướng chất dinh dưỡng,… để có chế độ chiếu sáng, tưới nước, bón phân, làm giàn,…phù hợp với mỗi loài nhằm tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng nhanh, phát triển tốt, đáp ứng nhu cầu khác của con người.
Ví dụ: Làm trụ cho cây hồ tiêu dựa trên hiện tượng cảm ứng hướng tiếp xúc giúp cho cây sinh trưởng nhanh, phát triển tốt, cho năng suất cao
+ Động vật: lợi dụng tập tính của các động vật gây hại cho cây trồng như bướm, bọ xít, châu chấu,…để tìm cách xua đuổi và tiêu diệt chúng, bảo vệ mùa màng.
Ví dụ: Tập tính sính sống của một số côn trùng rất thích ánh sáng, chúng sẽ bay vào nơi có ánh sáng đèn vào ban đêm. Bẫy đèn thường sử dụng để thu bắt côn trùng (bướm, bọ cánh cứng, rầy) bay đến và tiêu diệt.
-​
Tên sinh vật​
Hiện tượng cảm ứng dụng​
Biện pháp ứng dụng​
Lợi ích​
Côn trùng hại cây trồng (bướm, bọ xít,….)​
Hướng sáng​
Thu hút côn trùng vào bẫy​
Tiêu diệt bướm và các loài côn trùng hại cây trồng​
Chim​
Bỏ chạy khi thấy người​
Sử dụng bù nhìn dọa chim​
Xua đuổi chim phá hoại mùa màng​
- Ví dụ về việc ứng dụng hiện tượng cảm ứng trồng trọt:
+ Trồng cây ở nơi có ánh sáng mọi phía để cây phát triển đều.
+ Làm giàn cho các loại thân leo (mướp, bầu, bí).​

📩 Tải về để xem bản đầy đủ và chính xác nhất!
Tác giả
The Knowledge
Tải về
1
Đọc
405
Đăng lần đầu
Cập nhật gần nhất

Ratings

0.00 sao 0 đánh giá

Tài liệu khác của The Knowledge

Back
Top