icon tài liệu

Giáo án KHTN 7 - Bài 1 PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỌC bộ Kết nối tri thức

Bạn phải đăng nhập để tải
ZixDoc gửi tặng quý thầy cô và các em học sinh Giáo án KHTN 7 - Bài 1 PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỌC bộ Kết nối tri thức mới nhất dưới định dạng word hoàn toàn miễn phí. Tài liệu bao gồm các nội dung chính như: mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ cần đạt và định hướng năng lực có thể hình thành và phát triển; phương pháp và kỹ thuật dạy học; sự chuẩn bị của giáo viên, học sinh; chuỗi các hoạt động học tập.... giúp thầy cô và các em có buổi học hiệu quả.

Trích dẫn Giáo án KHTN 7 - Bài 1 PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỌC bộ Kết nối tri thức:
Hoạt động 2.3: Sử dụng các dụng cụ đo trong nội dung môn Khoa học tự
nhiên.
a. Mục tiêu: HS biết được cách sử dụng các dụng cụ đo trong môn Khoa học tự nhiên 7.
b. Nội dung: GV hướng dẫn chung trên lớp về cấu tạo và cách sử dụng của cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số.
GV làm một thí nghiệm minh họa trên lớp cho HS quan sát cách lắp dụng cụ và cách thực hiện thí nghiệm (chưa yêu cầu HS phải tiến hành thí nghiệm có các dụng cụ này).
c. Sản phẩm: HS hiểu được cấu tạo và cách hoạt động của các dụng cụ đo.
d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV trình chiếu Hình 1.4 và Hình 1.5 và phân tích cấu tạo, cách sử dụng Cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số.
HS: Quan sát và lắng nghe.
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi ? ở trang 12.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS: Các nhóm nghiên cứu thông tin, quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm, hoàn thành câu trả lời.
GV: Quan sát, giúp đỡ các nhóm.
* Báo cáo kết quả và thảo luận:
GV: Gọi đại diện nhóm trình bày phần trả lời.
HS: Đại diện nhóm trình bày:
1. - Đồng hồ đo thời gian hiện số được điều khiển bởi cổng quang thông qua dây cáp nối. Dây nối này vừa có ctác dụng cung cấp điện cho cổng quang, vừa có tác dụng gửi tín hiệu từ cổng quang tới đồng hồ.
- Cổng quang được dùng để bật và tắt đồng hồ thời gian bằng cách:
+ Xoay núm MODE chọn chế độ làm việc
A B.
+ Chọn thang đo 9,999s – 0,001s để đo thời gian giữa hai điểm A và B.
+ Tại thời điểm A, đồng hồ cổng quang bật, tại thời điểm B, đồng hồ được cổng quang tắt.
+ Trên mặt đồng hồ xuất hiện số đo thời gian t giữa hai thời điểm trên.
2. Khi ước lượng thời gian chuyển động của vật lớn hơn 10 s, cần lựa chọn thang đo 99,99s – 0,01s để đo.Vì ở thang đo 99,99s – 0,01s có GHĐ và ĐCNN phù hợp với thời gian vật chuyển động.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
HS: Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, đánh giá câu trả lời của các nhóm, nhận xét hoạt động của các nhóm.
HS: Lắng nghe và hoàn thành nội dung bài học.
III. Sử dụng các dụng cụ đo trong nội dung môn Khoa học tự nhiên
1. Cổng quang điện (gọi tắt là cổng quang)

- Cổng quang là thiết bị dùng để bật và tắt đồng hồ đo thời gian hiện số.
- Cấu tạo:
+ Bộ phận phát tia hồng ngoại D1.
+ Bộ phận thu tia hồng ngoại D2.
+ Dây cáp nối với đồng hồ đo thời gian hiện số.

2. Đồng hồ đo thời gian hiện số.
Đồng hồ đo thời gian hiện số hoạt động như một đồng hồ bấm giây nhưng được điều khiển bằng cổng quang.
- Mặt trước của đồng hồ:
+ (1) THANG ĐO: Có ghi GHĐ và ĐCNN (9,999s – 0,001s; 99,99s – 0,01s)
+ (2) MODE: Nút này dùng để chọn chế độ làm việc của đồng hồ.
+ (3) RESET: Cho đồng hồ quay về trạng thái ban đầu, mặt đồng hồ hiển thị số 0,000.
- Mặt sau của đồng hồ có các nút:
+ (4) Công tắc điện.
+ (5) Ba ổ cắm cổng quang A, B, C.
+ (6) Ổ cắm điện.

📩 Tải về để xem bản đầy đủ và chính xác nhất!
Tác giả
The Knowledge
Tải về
0
Đọc
146
Đăng lần đầu
Cập nhật gần nhất

Ratings

0.00 sao 0 đánh giá

Tài liệu khác của The Knowledge

Back
Top