icon tài liệu

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 KHTN 6 năm học 2021 - 2022

Bạn phải đăng nhập để tải
ZixDoc gửi tặng quý thầy cô và các em học sinh Đề cương ôn tập giữa học kì 2 KHTN 6 năm học 2021 - 2022 dưới định dạng word hoàn toàn miễn phí. Tài liệu có 9 trang gồm các câu trắc nghiệm và tự luận giúp các em luyện tập và củng cố kiến thức.

Trích dẫn Đề cương ôn tập giữa học kì 2 KHTN 6 năm học 2021 - 2022:
Câu 1: Gấu trắng là đại diện của sinh cảnh nào?

A. Sa mạc C. Rừng nhiệt đới B. Đài nguyên D. Vùng Bắc Cực

Câu 2: Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có độ đa dạng thấp nhất?

A. Hoang mạc C. Thảo nguyên B. Rừng ôn đới D. Thái Bình Dương

Câu 3: Cho các yếu tố sau:

(1) Sự phong phú về số lượng loài (2) Sự chênh lệch về tỉ lệ đực : cái của một loài

(3) Sự chênh lệch về số lượng cá thể trong độ tuổi sinh sản của loài

(4) Sự đa dạng về môi trường sống (5) Sự phong phú về số lượng cá thể trong một loài

Những yếu tố nào thế hiện sự đa dạng sinh học?

A. (1),(2) ,(3)B.(1),(3),(5)C. (1), (4), (5)D. (2), (3), (4)
Câu 4: Hành động nào dưới đây là hành động bảo vệ đa dạng sinh học?

A. Khai thác tối đa nguồn lợi từ rừng B. Đánh bắt cá bằng lưới có mắt với kích thước nhỏ

C. Săn bắt động vật quý hiếm D. Bảo tồn động vật hoang dã

Câu 5: Vai trò nào dưới đây không phải của đa dạng sinh học đối với tự nhiên?

A. Điều hòa khí hậu C. Bảo vệ nguồn nước

B. Cung cấp nguồn dược liệu D. Duy trì sự ổn định của hệ sinh thái

Câu 6: Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?

A. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.

B. Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.

C. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.

D. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.

Câu 7: Ý nào dưới đây không phải là hậu quả của việc suy giảm đa dạng sinh học?

A. Bệnh ung thư ở người B. Hiệu ứng nhà kính

C. Biến đổi khí hậu D. Tuyệt chủng động, thực vật

Câu 8: Cho các vai trò sau:

(1) Đảm bảo sự phát triển bền vững của con người

(2) Là nguồn cung cấp tài nguyên vô cùng, vô tận

(3) Phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của con người

(4) Giúp con người thích nghi với biến đổi khí hậu

(5) Liên tục hình thành thêm nhiều loài mới phục vụ cho nhu cầu của con người

Những vai trò nào là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người?

A. (1),(2) ,(3)B.(2),(3),(5)C. (1), (3), (4)D. (2), (4), (5)
Câu 9: Rừng tự nhiên không có vai trò nào sau đây?

A. Điều hòa khí hậu B. Cung cấp đất phi nông nghiệp

C. Bảo vệ đất và nước trong tự nhiên D. Là nơi ở của các loài động vật hoang dã

Câu 10: Cho các hành động sau:

(1) Khai thác gỗ (2) Xử lí rác thải

(3) Bảo tồn động vật hoang dã (4) Du canh, du cư

(5) Định canh, định cư (6) Xây dựng các khu công nghiệp nặng

Những hành động nào gây suy giảm sự đa dạng sinh học?

A.(1),(2),(3)B.(4),(5),(6)C. (1), (4), (6)D. (2), (3), (5)
Phần 2: Tự luận
Câu 1: Lập bảng so sánh các loại nấm: Đơn bào và đa bào; Nấm túi và nấm đảm;Nấm độc và nấm thường

Căn cứ vào cấu tạo
Nấm đơn bào
Nấm đa bào
- Cấu tạo từ một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống
- Quan sát bằng kính hiển.
- Ví du: Nấm men
- Có hệ sợi nấm cấu tạo từ niều tế bào
- Quan sát được bằng mắt tường.
- Ví dụ: nấm mốc, nấm rơm, nấm hương, mộc nhĩ.
Căn cứ vào cơ quan sinh sản
Nấm túi
Nấm đảm
- Nấm thể dạng hình túi
- Sinh sản bằng bào tử túi
Ví dụ: Nấm bụng dê, đông trùng hạ thảo, nấm mốc, nấm cốc,...
- Nấm thể dạng hình mũ
- Sinh sản bằng bào tử đảm
Ví dụ: nấm hương, nấm sò trắng, mộc nhĩ.
Căn cứ vào vai trò
Nấm độc
Nấm thường
- Gồm đủ 6 bộ phận: Mũ nấm, phiến nấm, cuống nấm, sợi nấm, vòng cuống nấm, bao gốc nấm
- Thường có màu sắc sặc sỡ, nhiều màu, nổi bật (đốm đen, đỏ, trắng,… ở mũ nấm).
- Khi ngắt thường co nhựa chảy ra.
- Khi ngửi: Nấm độc có mùi cay, mùi hắc hoặc mùi đắng sộc lên,….
- Ví dụ: Nấm độc đỏ, nấm tán bay, nấm muc đầu nâu mùa thu, nấm đọc tán trắng,....
- Chỉ gồm 4 bộ phận: Mũ nấm, phiến nấm, cuống nấm, sợi nấm, không có vòng cuống nấm và bao gốc nấm.
- Màu sắc đơn điệu, khi ngắt không có nhựa chảy ra.
- Ngửi không có mùi cay, mùi hắc, hoạc mùi đáng sọc lên mũi.
Ví dụ: Nấm hương, nấm rơm, nấm đùi gà,...


📩 Tải về để xem bản đầy đủ và chính xác nhất!
Tác giả
The Knowledge
Tải về
0
Đọc
563
Đăng lần đầu
Cập nhật gần nhất

Ratings

0.00 sao 0 đánh giá

Tài liệu khác của The Knowledge

Back
Top