ZixDoc gửi tặng quý thầy cô và các em học sinh Chuyên đề 4: Kỹ năng làm bài văn Biểu cảm - Ngữ văn 7 với định dạng word hoàn toàn miễn phí. Tài liệu gồm có 20 trang, với các phần chính như: Mức độ cần đạt, chuẩn bị, nội dung chuyên đề, các đề luyện tập,... cho các quý thầy cô và các em học sinh tham khảo
Trích dẫn Chuyên đề 4: Kỹ năng làm bài văn Biểu cảm - Ngữ văn 7:
1. Khái niệm
Văn biểu cảm là kiểu bài tập làm văn rèn luyện cho học sinh năng lực phát biểu cảm nghĩ - tức là cảm xúc và suy nghĩ của mình trước một tác phẩm văn học, nghệ thuật (bài thơ, truyện, vở kịch...) hay một hiện tượng sự việc trong đời sống. Ở đây giới hạn trong tác phẩm văn học.
Làm kiểu bài tập làm văn này học sinh phải chú ý mấy điểm sau:
- Phát biểu cảm nghĩ thật của mình, nghĩa là những cảm xúc, suy nghĩ nảy sinh trong tâm hồn mình khi thưởng thức các tác phẩm văn nghệ nào đó, chứ không phải cảm nghĩ của người khác mà mình nghe được. Những cảm nghĩ đó một mặt bắt nguồn từ nội dung, hình tượng trong tác phẩm, mặt khác liên quan tới niềm quan tâm suy nghĩ của chính mình.
- Những cảm nghĩ của người làm bài phải dựa chắc vào nội dung tác phẩm, trên cơ sở hiểu biết về tác phẩm. Vì vậy, bài làm cần dẫn chứng các chi tiết, nhân vật làm cơ sở cho cảm xúc và suy nghĩ của mình.
- Để thể hiện cảm xúc, tình cảm đối với tác phẩm, người làm bài nên phát huy tưởng tượng, liên tưởng, liên hệ với thực tế thì bài làm mới hay.
- Bài viết phải có thứ tự, mạch lạc, lời văn phát biểu cảm nghĩ phải vừa chính xác, vừa gợi cảm mới thích hợp.
Tải về để xem bản đầy đủ và chính xác nhất!
Trích dẫn Chuyên đề 4: Kỹ năng làm bài văn Biểu cảm - Ngữ văn 7:
1. Khái niệm
Văn biểu cảm là kiểu bài tập làm văn rèn luyện cho học sinh năng lực phát biểu cảm nghĩ - tức là cảm xúc và suy nghĩ của mình trước một tác phẩm văn học, nghệ thuật (bài thơ, truyện, vở kịch...) hay một hiện tượng sự việc trong đời sống. Ở đây giới hạn trong tác phẩm văn học.
Làm kiểu bài tập làm văn này học sinh phải chú ý mấy điểm sau:
- Phát biểu cảm nghĩ thật của mình, nghĩa là những cảm xúc, suy nghĩ nảy sinh trong tâm hồn mình khi thưởng thức các tác phẩm văn nghệ nào đó, chứ không phải cảm nghĩ của người khác mà mình nghe được. Những cảm nghĩ đó một mặt bắt nguồn từ nội dung, hình tượng trong tác phẩm, mặt khác liên quan tới niềm quan tâm suy nghĩ của chính mình.
- Những cảm nghĩ của người làm bài phải dựa chắc vào nội dung tác phẩm, trên cơ sở hiểu biết về tác phẩm. Vì vậy, bài làm cần dẫn chứng các chi tiết, nhân vật làm cơ sở cho cảm xúc và suy nghĩ của mình.
- Để thể hiện cảm xúc, tình cảm đối với tác phẩm, người làm bài nên phát huy tưởng tượng, liên tưởng, liên hệ với thực tế thì bài làm mới hay.
- Bài viết phải có thứ tự, mạch lạc, lời văn phát biểu cảm nghĩ phải vừa chính xác, vừa gợi cảm mới thích hợp.
Tải về để xem bản đầy đủ và chính xác nhất!