Trang đã được tối ưu để hiển thị nhanh cho thiết bị di động. Để xem nội dung đầy đủ hơn, vui lòng click vào đây.
T

Viết đoạn văn làm rõ giá trị biểu cảm của thủ pháp điệp ngữ trong văn bản “Sau phút chia li”

Câu hỏi: Viết đoạn văn làm rõ giá trị biểu cảm của thủ pháp điệp ngữ trong văn bản "Sau phút chia li"
Trong văn bản "Sau phút chia li" (trích "Chinh phụ ngâm" của Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm), thủ pháp điệp ngữ đã góp phần làm tăng sức biểu cảm cho đoạn thơ. Đây là thủ pháp nghệ thuật nổi bật, được sử dụng với tần suất lớn trong văn bản này. Đó là điệp ngữ "chàng" và "thiếp" được kết hợp ngược chiều trong câu:​

"Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn",
"Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang"
hoặc được kết hợp chéo trong cụm từ "lòng chàng ý thiếp". Cùng với đó là các điệp ngữ Tiêu Tương – Hàm Dương, cùng – cùng, ngàn dâu – ngàn dâu, xanh ngắt – xanh ngắt. Những điệp ngữ đó kết hợp với thể thơ song thất lục bát đã tạo cho đoạn thơ nhạc điệu trầm buồn, câu thơ như dạn vào nhau quấn quýt chẳng muôn rời trong nỗi lưu luyến, tiếc thương. Điều đó rất phù hợp với nỗi sầu chia cách của người chinh phụ. Chẳng những vậy, điệp ngữ "chàng" – "thiếp" gọi tên hai nhân vật luôn bị đẩy vào những tư thế trái ngược nhau: "Chàng thì… Thiếp thì…", "ngoảnh lại… trông sang…". Điều này còn góp phần diễn Ịtả tính chất hai mặt của nỗi sầu chia li: dù lòng người còn rất gắn bó mà phải xa cách vì cuộc đời xô đẩy.​