Đọc bài thơ "Bài ca Côn Sơn" của Nguyễn Trãi ta như lạc vào Côn Sơn - một nơi thiên nhiên đẹp đẽ, nên thơ, khoáng đạt, dịu mát, cảnh đẹp như một bức tranh sơn thuỷ hữu tình. Ta như đang được thưởng thức âm thanh trầm bổng, du dương của tiếng đàn cầm là tiếng suối chảy rì rầm, bất tận ngày đêm không ngớt. Ta như đang ngồi trên chiếu thảm rêu phơi, trên đá, êm đềm, dịu mát. Dưới bạt ngàn rừng thông, rừng trúc ta tìm nơi mát mẻ ta nằm chơi, ngâm thơ nhàn nhã. Cảnh Côn Sơn thiên nhiên kì thú, nên thơ làm sao! Xung quanh chỉ toàn là suối, đá, trúc, thông nhưng sao ta thấy gần gũi và thân thương đến thế. Nó là tiếng đàn muôn điệu, là nơi con người gần gũi, giao hoà, là nơi con người thả hồn mình cũng những vần thơ.
Trong bài ca Côn Sơn, những hình ảnh tự nhiên do nhà văn sáng tạo đã làm cho chúng ta từ trong vô thức vẫn có thể tưởng tượng ra được những cảnh đẹp đơn sơ, mộc mạc mà giản dị ấy. Với khung cảnh đầy chất thơ như vậy nhưng Nguyễn Trãi không chỉ dựng lên trước mắt mỗi người đọc một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn gửi gắm nhiều hàm nghĩa trong từng câu văn và nghệ thuật. Có thể nói đây là một trong những bài thơ hay nổi bật trong làng thơ của Việt Nam. Và rất xứng đáng để gọi đây là một viên ngọc quý vô cùng đẹp và sáng bóng trong văn học Việt Nam không chỉ ở thời xưa mà đến nay ní vẫn còn vẹn nguyên ý nghĩa.