Câu hỏi: Vì sao Hiệp định Sơ bộ được ký kết giữa Việt Nam với Pháp (6-3-1946) được coi là một văn bản mang tính pháp lý quốc tế?
A. Vì Hiệp định không công nhận Việt Nam có chính phủ, nghị viện riêng.
B. Vì Hiệp định chỉ công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do.
C. Vì Hiệp định này chỉ có hai nước kí kết, Pháp có thể bội ước.
D. Vì Pháp không công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập.
A. Vì Hiệp định không công nhận Việt Nam có chính phủ, nghị viện riêng.
B. Vì Hiệp định chỉ công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do.
C. Vì Hiệp định này chỉ có hai nước kí kết, Pháp có thể bội ước.
D. Vì Pháp không công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập.
Phương pháp: Dựa vào nội dung của Hiệp định và thành phần tham gia ký kết Hiệp định để giải thích.
Cách giải:
- Chiều ngày 6/3/1946, tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với G. Xanhtoni – đại diện Chính phủ Pháp – bản Hiệp định Sơ bộ.
=> Như vậy, đây là văn bản mang tính pháp lí quốc tế vì được ký kết giữa đại diện của hai chính phủ.
- Theo nội dung Hiệp định Sơ bộ, Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện riêng, quân đội riêng, tài chính riêng và là thành viên của Liên bang Đông Dương, nằm trong khối Liên hiệp Pháp – Tức là Chính phủ Pháp đã công nhận quyền tự do của Việt Nam – 1 trong 4 quyền dân tộc cơ bản. Việt Nam đã được công nhận là thống nhất từ Bắc đến Nam chứ không còn | bị phân chia thành 3 kì trong 5 kì Đông Dương thuộc Pháp như trước.
Do đó, Hiệp định Sơ bộ được kí kết giữa Việt Nam với Pháp (6-3-1946) được coi là một văn bản mang tính pháp lý quốc tế.
Chú ý khi giải:
A loại vì trong điều khoản kí kết của Hiệp định Sơ bộ, Pháp công nhận Việt Nam có chính phủ, nghị viện riêng.
C, D loại vì dù thực dân Pháp bội ước hay chưa công nhận quyền độc lập của Việt Nam thì đây vẫn là văn bản mang tính pháp lí quốc tế được ký kết giữa đại diện của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đại diện Chính phủ Pháp là G. Xanhtoni.
Cách giải:
- Chiều ngày 6/3/1946, tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với G. Xanhtoni – đại diện Chính phủ Pháp – bản Hiệp định Sơ bộ.
=> Như vậy, đây là văn bản mang tính pháp lí quốc tế vì được ký kết giữa đại diện của hai chính phủ.
- Theo nội dung Hiệp định Sơ bộ, Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện riêng, quân đội riêng, tài chính riêng và là thành viên của Liên bang Đông Dương, nằm trong khối Liên hiệp Pháp – Tức là Chính phủ Pháp đã công nhận quyền tự do của Việt Nam – 1 trong 4 quyền dân tộc cơ bản. Việt Nam đã được công nhận là thống nhất từ Bắc đến Nam chứ không còn | bị phân chia thành 3 kì trong 5 kì Đông Dương thuộc Pháp như trước.
Do đó, Hiệp định Sơ bộ được kí kết giữa Việt Nam với Pháp (6-3-1946) được coi là một văn bản mang tính pháp lý quốc tế.
Chú ý khi giải:
A loại vì trong điều khoản kí kết của Hiệp định Sơ bộ, Pháp công nhận Việt Nam có chính phủ, nghị viện riêng.
C, D loại vì dù thực dân Pháp bội ước hay chưa công nhận quyền độc lập của Việt Nam thì đây vẫn là văn bản mang tính pháp lí quốc tế được ký kết giữa đại diện của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đại diện Chính phủ Pháp là G. Xanhtoni.
Đáp án B.