Câu hỏi: Vẻ đẹp ngôn từ của Sau phút chia li (Chinh phụ ngâm khúc).
- Giới thiệu khái quát về tác giả Đặng Trần Côn và các bản diễn Nôm.
- Giới thiệu khái quát về tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc và đoạn trích Sau phút chia li (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…).
2. Thân bài
a. Thể thơ
- Để diễn tả nỗi sầu bi thương dằng dặc của người chinh phụ, tác giả đã chọn thể thơ song thất lục bát có nhạc tính rất phong phú.
b. Bốn câu thơ đầu:
- Chàng, thiếp: cách xưng hô thân mật, gần gũi, thể hiện cuộc sống vợ chồng yên ấm, hạnh phúc.
- Sử dụng hình ảnh đối lập:
+ Chàng đi – thiếp về
+ Cõi xa mưa gió – buồng cũ chiếu chăn
⇒ Chàng thì ra nơi chiến trận hiểm nguy, thiếp trở về với tổ ấm hạnh phúc cô đơn, từ đó, nhấn mạnh sự xa cách khắc nghiệt và hiện thực chia li phũ phàng
- Hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng cho sự xa cách: mây biếc, núi xanh kết hợp với các động từ "tuôn", "trải" làm cho nỗi buồn chia li trở nên da diết, dài rộng đến không cùng.
⇒ Bốn câu thơ đầu vẽ nên không gian rộng lớn, vô cùng, vô tận gộ nỗi buồn chia li, nỗi xót xa cô đơn khi hạnh phúc bị chia cắt
c. Bốn câu tiếp theo:
- Địa danh: Hàm Dương, Tiêu Tương – tượng trưng cho vị trí xa cách của hai vợ chồng
- Nghệ thuật:
+ Đối lập: chàng ngảnh lại – thiếp trông sang (gợi lên tình cảm lứa đôi thắm thiết đầy lưu luyến không muốn rời xa, đồng thời diễn tả hiện thực chia li, phũ phàng, xót xa).
+ Điệp từ: Hàm Dương, Tiêu Tương (diễn tả nỗi nhớ triền miên, một nỗi sầu, nỗi nhớ chồng trong xa xôi cách trở, nỗi nhớ đó càng trở nên dai dẳng và đau đớn biết nhường nào).
+ Đảo vị trí của hai địa danh
⇒ Trong bốn câu thơ này, nỗi buồn được tô đậm thêm, nỗi buồn chia li đã trở thành nỗi sầu muộn dai dẳng.
d. Bốn câu thơ còn lại:
- Nghệ thuật đối lập:
+ Trông lại – chẳng thấy
+ Chàng – thiếp
- Điệp từ: cùng, thấy, ngàn dâu, ai.
- Tính từ chỉ mức độ: xanh xanh, xanh ngắt.
- Sử dụng động từ chỉ trạng thái "sầu" và câu hỏi tu từ.
⇒ Nỗi buồn biệt lí đã trở thành một nỗi sầu thương nặng trĩu trong tâm hồn người chinh phụ. Sự cách ngăn đã hoàn toàn mất hút vào ngàn dâu xanh tăng thêm không gian rộng, dài, đơn điệu và nỗi xót xa, chia lìa.
3. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích
+ Nội dung: nỗi sầu muộn của người chinh phụ và sự lên án, tố cáo chiến tranh phi nghĩa.
+ Nghệ thuật: ngôn từ điêu luyện, nghệ thuật đối lập, sử dụng điệp ngữ…
Đoạn trích Sau phút chia li được coi là đoạn thơ tiêu biếu nhất của tác phẩm. Có thể nói, đoạn thơ thể hiện nghệ thuật ngôn từ điêu luyện bậc nhất trong lịch sử thi ca Việt Nam xưa nay.
Ta hãy đọc lại đoạn thơ một lần đế có cái nhìn khái quát về nghệ thuật ngôn từ của nó:
Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn
Đoái trông theo đã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh.
Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
Khói Tiêu Tương cách Hàm Đương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
Để diễn tả nỗi sầu bi thương dằng dặc của người chinh phụ, tác giả đã chọn thể thơ song thất lục bát có nhạc tính rất phong phú. Cần phải có hình thức ấy, tình cảm ấy mới có thể mang hình thức một đợt sóng đi lên với hai câu thất, dừng lại ở câu lục ngắn gọn để toả ra trong câu bát dài nhất, rồi lại vươn lên trong một khổ mới, cứ thế đạt sóng tình cảm lên xuống ăn khớp với hình thức của ngôn ngữ (Phan Ngọc).
Tuy nhiên, chỉ thể thơ thôi chưa đủ để làm nên một kiệt tác. Chỉ có dưới ngòi bút tài hoa điêu luyện của người nghệ sĩ đã rất công dụng mài giũa ngôn từ mới làm nên giá trị đó.
Đoạn trích gồm ba khổ thơ tương đương với ba đợt sóng sầu thương của người chinh phụ.
Ngay ở khổ thơ đầu tiên, ta đã ngỡ ngàng trước sự tinh tế đến không ngờ của thi nhân:
Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn
Đoái trông theo đã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh.
Mở đầu khổ thơ là một hình ảnh tương phản: Chàng thì đi cõi xa mưa gió - Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn đã tạo ngay được sự rung cảm của người đọc. Chàng thì đi - Thiếp thì về nghe sao nặng nề như chính tâm trạng nặng nề của cảnh chia li đau xót. Thêm vào đó là những từ ngữ cõi xa mưa gió - buồng cũ chiếu chăn đã gợi ra những cảnh tượng bi thương với bao cảm xúc và nỗi niềm. Chàng thì đi vào cõi xa vất vả, thiếp thì về với cảnh vò võ cô đơn. Sự cách ngăn đã là sự thật khắc nghiệt và nỗi sầu chia li nặng nề tưởng như đã bao trùm cả đất trời, cảnh vật. Để diễn tả cái mênh mông, cái tầm vũ trụ của nỗi sầu chia li, tác giả hạ tiếp một câu với những từ ngữ, hình ảnh thật gợi cảm: Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh.
Sang khổ thơ thứ hai, vẫn là những thủ pháp như khổ một mà người đọc không thấy nhàm chán, trái lại càng thấy hứng thú hơn. Hình ảnh đối Chàng còn ngoảnh lại - Thiếp hãy trông sang như chính cái nỗi oái oăm nghịch chướng của cảnh chia li. Đôi vợ chồng trẻ đâu có muốn xa nhau, cho nên hình bóng thân thương của người thân đã xa cách dằng dặc mà ánh mắt vẫn đau đáu dõi trông. Hình ảnh Chàng còn ngoảnh lại- Thiếp hãy trông sang được cộng hưởng thêm bởi những điệp ngữ rất độc đáo vô hình chung đã đưa nỗi sầu chia li đến độ tăng trưởng khôn cùng. Hình ảnh Chốn Hàm Dương- Bến Tiêu Tương là những hình ảnh ước lệ của văn chương cổ điển về khoảng cách không gian. Khoảng cách không gian ấy được điệp lại hai lần Chốn Hàm Dương - Bến Tiêu Tương, khói Tiêu Tương - Cây Hàm Dương với một hình thức .Thuyền đối táo bạo của thi nhân về cách nói địa danh (Chốn Hàm Dương thành Cây Hàm Dương, Bến Tiêu Tương thành Khói Tiêu Tương) tạo ra một giá trị diễn đạt thật đặc sắc. Mây trùng không gian như chính mấy trùng cách ngăn đau đớn, xót xa của đôi chinh phu - chinh phụ.
Đến khố thơ thứ ba người đọc càng thêm ngỡ ngàng trước nghệ thuật ngôn từ ngày càng sắc sảo, điêu luyện của thi nhân. Sự xa cách đã lên đến đỉnh điểm. Người vợ trở về vò võ nỗi đau sầu muộn. Các câu thơ như những đợt sóng tâm tình lan xa, lan xa. Nỗi sầu chia ly của người vợ đã đọng thành khối, đè nặng trái tim nàng.
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sâu hơn ai
Người ra đi - người ở lại. Ai cũng mang một nỗi buồn nhưng: lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? Câu hỏi xoáy vao tâm can người đọc và làm cho nỗi sầu thương như kéo dài mien man không dứt.
Đoạn trích thể hiện nỗi khát khao hạnh phúc của người chinh phụ một cách mãnh liệt. Bất cứ ai khi đọc: Sau phút chia ly đều thấy cảm thông sâu sắc. Và chỉ có tấm lòng đầy ắp tình yêu thương của nhà thơ mới có thể chia sẻ và diễn tả tâm trạng đặc sấc và xúc động đến thế.
Dàn ý
1. Mở bài- Giới thiệu khái quát về tác giả Đặng Trần Côn và các bản diễn Nôm.
- Giới thiệu khái quát về tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc và đoạn trích Sau phút chia li (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…).
2. Thân bài
a. Thể thơ
- Để diễn tả nỗi sầu bi thương dằng dặc của người chinh phụ, tác giả đã chọn thể thơ song thất lục bát có nhạc tính rất phong phú.
b. Bốn câu thơ đầu:
- Chàng, thiếp: cách xưng hô thân mật, gần gũi, thể hiện cuộc sống vợ chồng yên ấm, hạnh phúc.
- Sử dụng hình ảnh đối lập:
+ Chàng đi – thiếp về
+ Cõi xa mưa gió – buồng cũ chiếu chăn
⇒ Chàng thì ra nơi chiến trận hiểm nguy, thiếp trở về với tổ ấm hạnh phúc cô đơn, từ đó, nhấn mạnh sự xa cách khắc nghiệt và hiện thực chia li phũ phàng
- Hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng cho sự xa cách: mây biếc, núi xanh kết hợp với các động từ "tuôn", "trải" làm cho nỗi buồn chia li trở nên da diết, dài rộng đến không cùng.
⇒ Bốn câu thơ đầu vẽ nên không gian rộng lớn, vô cùng, vô tận gộ nỗi buồn chia li, nỗi xót xa cô đơn khi hạnh phúc bị chia cắt
c. Bốn câu tiếp theo:
- Địa danh: Hàm Dương, Tiêu Tương – tượng trưng cho vị trí xa cách của hai vợ chồng
- Nghệ thuật:
+ Đối lập: chàng ngảnh lại – thiếp trông sang (gợi lên tình cảm lứa đôi thắm thiết đầy lưu luyến không muốn rời xa, đồng thời diễn tả hiện thực chia li, phũ phàng, xót xa).
+ Điệp từ: Hàm Dương, Tiêu Tương (diễn tả nỗi nhớ triền miên, một nỗi sầu, nỗi nhớ chồng trong xa xôi cách trở, nỗi nhớ đó càng trở nên dai dẳng và đau đớn biết nhường nào).
+ Đảo vị trí của hai địa danh
⇒ Trong bốn câu thơ này, nỗi buồn được tô đậm thêm, nỗi buồn chia li đã trở thành nỗi sầu muộn dai dẳng.
d. Bốn câu thơ còn lại:
- Nghệ thuật đối lập:
+ Trông lại – chẳng thấy
+ Chàng – thiếp
- Điệp từ: cùng, thấy, ngàn dâu, ai.
- Tính từ chỉ mức độ: xanh xanh, xanh ngắt.
- Sử dụng động từ chỉ trạng thái "sầu" và câu hỏi tu từ.
⇒ Nỗi buồn biệt lí đã trở thành một nỗi sầu thương nặng trĩu trong tâm hồn người chinh phụ. Sự cách ngăn đã hoàn toàn mất hút vào ngàn dâu xanh tăng thêm không gian rộng, dài, đơn điệu và nỗi xót xa, chia lìa.
3. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích
+ Nội dung: nỗi sầu muộn của người chinh phụ và sự lên án, tố cáo chiến tranh phi nghĩa.
+ Nghệ thuật: ngôn từ điêu luyện, nghệ thuật đối lập, sử dụng điệp ngữ…
Bài mẫu
Chinh phụ ngâm khúc là khúc ngâm của người phụ nữ có chồng ra trận. Cả một khúc ngâm dài như thế mà mỗi dòng thơ đều ánh lên vẻ đẹp kì ảo của ngôn từ. Vẻ đẹp ấy đã lấp lánh toả ánh hào quang suốt mấy trăm năm.Đoạn trích Sau phút chia li được coi là đoạn thơ tiêu biếu nhất của tác phẩm. Có thể nói, đoạn thơ thể hiện nghệ thuật ngôn từ điêu luyện bậc nhất trong lịch sử thi ca Việt Nam xưa nay.
Ta hãy đọc lại đoạn thơ một lần đế có cái nhìn khái quát về nghệ thuật ngôn từ của nó:
Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn
Đoái trông theo đã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh.
Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
Khói Tiêu Tương cách Hàm Đương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
Để diễn tả nỗi sầu bi thương dằng dặc của người chinh phụ, tác giả đã chọn thể thơ song thất lục bát có nhạc tính rất phong phú. Cần phải có hình thức ấy, tình cảm ấy mới có thể mang hình thức một đợt sóng đi lên với hai câu thất, dừng lại ở câu lục ngắn gọn để toả ra trong câu bát dài nhất, rồi lại vươn lên trong một khổ mới, cứ thế đạt sóng tình cảm lên xuống ăn khớp với hình thức của ngôn ngữ (Phan Ngọc).
Tuy nhiên, chỉ thể thơ thôi chưa đủ để làm nên một kiệt tác. Chỉ có dưới ngòi bút tài hoa điêu luyện của người nghệ sĩ đã rất công dụng mài giũa ngôn từ mới làm nên giá trị đó.
Đoạn trích gồm ba khổ thơ tương đương với ba đợt sóng sầu thương của người chinh phụ.
Ngay ở khổ thơ đầu tiên, ta đã ngỡ ngàng trước sự tinh tế đến không ngờ của thi nhân:
Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn
Đoái trông theo đã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh.
Mở đầu khổ thơ là một hình ảnh tương phản: Chàng thì đi cõi xa mưa gió - Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn đã tạo ngay được sự rung cảm của người đọc. Chàng thì đi - Thiếp thì về nghe sao nặng nề như chính tâm trạng nặng nề của cảnh chia li đau xót. Thêm vào đó là những từ ngữ cõi xa mưa gió - buồng cũ chiếu chăn đã gợi ra những cảnh tượng bi thương với bao cảm xúc và nỗi niềm. Chàng thì đi vào cõi xa vất vả, thiếp thì về với cảnh vò võ cô đơn. Sự cách ngăn đã là sự thật khắc nghiệt và nỗi sầu chia li nặng nề tưởng như đã bao trùm cả đất trời, cảnh vật. Để diễn tả cái mênh mông, cái tầm vũ trụ của nỗi sầu chia li, tác giả hạ tiếp một câu với những từ ngữ, hình ảnh thật gợi cảm: Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh.
Sang khổ thơ thứ hai, vẫn là những thủ pháp như khổ một mà người đọc không thấy nhàm chán, trái lại càng thấy hứng thú hơn. Hình ảnh đối Chàng còn ngoảnh lại - Thiếp hãy trông sang như chính cái nỗi oái oăm nghịch chướng của cảnh chia li. Đôi vợ chồng trẻ đâu có muốn xa nhau, cho nên hình bóng thân thương của người thân đã xa cách dằng dặc mà ánh mắt vẫn đau đáu dõi trông. Hình ảnh Chàng còn ngoảnh lại- Thiếp hãy trông sang được cộng hưởng thêm bởi những điệp ngữ rất độc đáo vô hình chung đã đưa nỗi sầu chia li đến độ tăng trưởng khôn cùng. Hình ảnh Chốn Hàm Dương- Bến Tiêu Tương là những hình ảnh ước lệ của văn chương cổ điển về khoảng cách không gian. Khoảng cách không gian ấy được điệp lại hai lần Chốn Hàm Dương - Bến Tiêu Tương, khói Tiêu Tương - Cây Hàm Dương với một hình thức .Thuyền đối táo bạo của thi nhân về cách nói địa danh (Chốn Hàm Dương thành Cây Hàm Dương, Bến Tiêu Tương thành Khói Tiêu Tương) tạo ra một giá trị diễn đạt thật đặc sắc. Mây trùng không gian như chính mấy trùng cách ngăn đau đớn, xót xa của đôi chinh phu - chinh phụ.
Đến khố thơ thứ ba người đọc càng thêm ngỡ ngàng trước nghệ thuật ngôn từ ngày càng sắc sảo, điêu luyện của thi nhân. Sự xa cách đã lên đến đỉnh điểm. Người vợ trở về vò võ nỗi đau sầu muộn. Các câu thơ như những đợt sóng tâm tình lan xa, lan xa. Nỗi sầu chia ly của người vợ đã đọng thành khối, đè nặng trái tim nàng.
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sâu hơn ai
Người ra đi - người ở lại. Ai cũng mang một nỗi buồn nhưng: lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? Câu hỏi xoáy vao tâm can người đọc và làm cho nỗi sầu thương như kéo dài mien man không dứt.
Đoạn trích thể hiện nỗi khát khao hạnh phúc của người chinh phụ một cách mãnh liệt. Bất cứ ai khi đọc: Sau phút chia ly đều thấy cảm thông sâu sắc. Và chỉ có tấm lòng đầy ắp tình yêu thương của nhà thơ mới có thể chia sẻ và diễn tả tâm trạng đặc sấc và xúc động đến thế.