Câu hỏi: Từ năm 1885 đến đầu năm 1930, lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng kiến những hoạt động sôi nổi, liên tục của các khuynh hướng cứu nước - phong kiến và dân chủ tư sản, nhưng cuối cùng đều thất bại. Thực tiễn trên đã chứng tỏ
A. chế độ phong kiến và dân chủ tư sản không có vai trò với lịch sử.
B. độc lập và tự do không thể gắn liền với các khuynh hướng này.
C. độc lập và tự do phải gắn liền với chế độ quân chủ nhân dân.
D. sự khắt khe của lịch sử trong việc quyết định con đường cứu nước.
A. chế độ phong kiến và dân chủ tư sản không có vai trò với lịch sử.
B. độc lập và tự do không thể gắn liền với các khuynh hướng này.
C. độc lập và tự do phải gắn liền với chế độ quân chủ nhân dân.
D. sự khắt khe của lịch sử trong việc quyết định con đường cứu nước.
Phương pháp: Giải thích.
Cách giải:
Cuối thế kỉ XIX, sự thất bại của phong trào Cần Vương đã khẳng định sự bất lực của ý thức hệ phong kiến trước nhiệm vụ giải phóng dân tộc mà lịch sử giao phó.
Đầu thế kỉ XX, khuynh hướng dân chủ tư sản được truyền bá vào nước ta, các văn thân sĩ phu, các nhà tư sản dân tộc phát động phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng này nhưng cuối cùng vẫn thất bại.
Sự thất bại của khuynh hướng này cho thấy sự khắt khe của lịch sử trong việc quyết định con đường cứu nước.
Cách giải:
Cuối thế kỉ XIX, sự thất bại của phong trào Cần Vương đã khẳng định sự bất lực của ý thức hệ phong kiến trước nhiệm vụ giải phóng dân tộc mà lịch sử giao phó.
Đầu thế kỉ XX, khuynh hướng dân chủ tư sản được truyền bá vào nước ta, các văn thân sĩ phu, các nhà tư sản dân tộc phát động phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng này nhưng cuối cùng vẫn thất bại.
Sự thất bại của khuynh hướng này cho thấy sự khắt khe của lịch sử trong việc quyết định con đường cứu nước.
Đáp án D.