Trang đã được tối ưu để hiển thị nhanh cho thiết bị di động. Để xem nội dung đầy đủ hơn, vui lòng click vào đây.
T

Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Qua đèo ngang

Câu hỏi: Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Qua đèo ngang

MB 1

Trong nền văn học hiện đại nếu như chúng ta bắt gặp sự sắc sảo, mạnh mẽ, bứt phá trong thơ của Hồ Xuân Hương thì chắc hẳn rằng sẽ thấy được sự điềm tĩnh, nhẹ nhàng, trầm buồn của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ "Qua đèo Ngang" tiêu biểu cho phong cách ấy.

MB 2

Có nơi đâu đẹp tuyệt vời
Như sông như núi, như người Việt Nam

Câu thơ thể hiện niềm kiêu hãnh, tự hào về non sông đất trời Việt Nam. Thiên nhiên trên quê hương ta có vẻ đẹp mộng mơ, chan hòa sức sống. Chính vì vậy, thiên nhiên luôn là đề tài bất tận của thi ca. Lúc thì lung linh, huyền diệu như trong mộng, lúc lại rực rỡ, kiêu sa tựa ánh mặt trời. Nhưng đồng thời, cảnh vật cũng sẽ nhuốm màu ảm đạm, thê lương dưới ánh mắt của các nhà thơ mang một tâm sự u hoài khi sáng tác một bài thơ tức cảnh. Vì thế, đại thi hào Nguyễn Du đã từng nói: Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Câu thơ thật thích hợp khi ta liên tưởng đến bà Huyện Thanh Quan với bài thơ Qua đèo Ngang.

MB 3

Ai đã từng một lần đi trên con đường xuyên Việt, hẳn đều biết đến đèo Ngang. Đây là một đèo khá dài và khá cao, nằm vắt ngang sườn núi cheo leo, hiểm trở của khúc cuối dãy Hoành Sơn, trước khi đâm ra biển. Lên đến đỉnh đèo, du khách sẽ được thưởng thức cảnh đẹp tuyệt vời của thiên nhiên hùng vĩ: núi non trùng điệp, đại dương bao la, trời cao thăm thẳm.

MB 4

Bà Huyện Thanh Quan là một trong những câu bút vàng của nền văn học Việt Nam. Trong một lần vào Huế nhận chức qua con đèo vắt ngang từ Hà Tĩnh và Quảng Bình đó cũng là ranh giới tự nhiên của hai tỉnh. Bước đến đèo ai cũng phải ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của nó, vẻ đẹp hùng vĩ núi non trùng điệp, đại dương bao la dưới nền trời xanh thẳm. Trước vẻ đẹp ấy bà đã sáng tác bài thơ Qua đèo Ngang.

MB 5

Bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan được sáng tác khi bà đi ngang con đèo này để vào kinh thành Huế nhận chức làm quan. Bài thơ nói lên nỗi nhớ quê hương gia đình của người con gái đi xa, nỗi thương thân của phụ nữ nơi đất khách quê người. Lối thơ nhẹ nhàng điềm tĩnh của tác giả được thể hiện rõ qua bài thơ này.