Nhà thơ Lý Bạch xuất hiện giữa thi đàn của thơ Đường giống như một vị tiên thi, thơ của ông không chỉ mang tâm hồn phóng khoáng và lãng mạn mà đôi khi đó còn là một tâm hồn nhạy cảm và giàu lòng yêu quê hương đất nước. Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh chính là bài thơ thể hiện cho tâm hồn đó, tình cảm sâu nặng của nhà thơ với quê hương đã được thể hiện sâu sắc trong bài thơ.
Lí Bạch không chỉ được biết đến với tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn mà ông còn được biết đến với tâm hồn nhạy cảm, giàu lòng yêu quê hương đất nước. Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh đã thể hiện tình cảm sâu nặng của nhà thơ đối với quê hương của mình.
Suốt cuộc đời mấy mươi năm "chống kiếm bỏ quê hương, từ biệt cha mẹ viễn du" và khi qua đời ở tỉnh An Huy, hình ảnh của quê hương, nhất là những đêm trăng sáng thanh tĩnh đối với Lí Bạch rất tha thiết, đầy nỗi nhớ thương. Tình cảm sâu lắng đó ông đã diễn tả trong bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" (Tĩnh dạ tứ) của mình.
Có người nói thơ Lí Bạch tràn ngập ánh trăng, hình ảnh trong thơ Lí Bạch hết sức đa dạng, ý nghĩa vô cùng phong phú. Chủ đề của bài thơ rất quen thuộc "Vọng nguyệt hoài hương"cách thể hiện rất giản dị mà độc đáo. Lí Bạch là một nhà thơ nổi tiếng của thơ ca lãng mạn cổ điển trung hoa. Thơ của ông mang một vẻ đẹp kì lạ khó quên,ông thường viết nhiều về ánh trăng, coi trăng là biểu tượng của quê hương mà ông suốt đời yêu mến. Bởi thuở nhỏ ông thường lên đỉnh núi Nga My ở quê nhà để ngắm trăng vì thế mà cứ mỗi lần trăng lên ông lại dâng trong mình nỗi nhớ quê nhà.
Thơ Lý Bạch đã tràn đầy ánh trăng. Trong hơn một nghìn bài thơ còn lại, trăng đã xuất hiện mấy trăm lần, ở mỗi bài trăng lại hiện ra với vẻ đẹp khác nhau. Lí Bạch đã nâng ánh trăng truyền thống trong thơ ca cổ điển Trung quốc lên đến mức tư tưởng. Trăng có lúc là bạn tri âm, cũng có lúc là niềm vui của con người. Có lúc nó là vật nổi hiện tại với quá khứ. Chính vì thế trăng trong thơ Lí Bạch đã sáng mãi bao đời với các thế hệ con người yêu thích.