Bằng giọng văn sắc sảo cùng sự tưởng tượng phong phú, Nguyễn Ái Quốc đã phơi bày được bộ mặt xảo trá của tên Toàn quyền mới, từ đó gián tiếp thể hiện tinh thần yêu nước của mình. Đặt tác phẩm vào hoàn cảnh ra đời lúc bấy giờ, có thể coi tác phẩm như một "lời cổ động", tiếp thêm ý chí chiến đấu cho nhân dân cả nước.
Thành công thứ hai của tác phẩm là cách dẫn chuyện của tác giả. Nội dung câu chuyện do tác giả tưởng tượng ra trên cơ sở các sự kiện và nhân vật có thật nhưng tất cả đã hiện lên thật cụ thể, sống động. Đối với nhân vật Va-ren, tác giả vừa kể vừa xen vào những lời bình ẩn chứa thái độ mỉa mai, giễu cợt và khinh bỉ. Giọng kể của tác giả thoạt nghe có vẻ khách quan (kể lại sự việc như nó đang diễn ra), nhưng thực chất lại chứa đầy chú ý đả kích. Chủ ý ấy thể hiện rõ qua cách lựa chọn chi tiết, hình ảnh, cách bình phẩm... Riêng đối với cụ Phan Bội Châu, lời kể, lời bình của Nguyễn Ái Quốc thật đa dạng, lúc thì mềm mại, trữ tình, lúc thì mạnh mẽ, cứng cỏi, đầy khí phách, xứng với tầm vóc vĩ đại của nhà chí sĩ yêu nước - niềm tự hào kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam.
Bằng lối viết sắc sáo, khả năng tưởng tượng phong phú, tác giả đã xây dựng một tình huống truyện rất có ý nghĩa: cuộc đối đầu giữa quan Toàn quyền Đông Dương và người chiến sĩ cách mạng đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Qua những chi tiết được miêu tả, các tình tiết được hư cấu, tác giả làm nổi bật sự đối lập sâu sắc giữa một tên quan lại thực dân mưu mô, xảo trá nhưng đã trở nên hết sức lố bịch trước người chiến sĩ cách mạng kiên cường, không chịu khuất phục trước danh lợi cũng như sức mạnh của kẻ cầm quyền.
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu với lối viết trào phúng, lời dẫn chuyện hóm hỉnh hài hước, dùng thể loại bút ký, cùng với các nhân vật hư cấu, ngòi bút tưởng tượng tài hoa, sắc sảo của Nguyễn Ái Quốc đã dựng lên một cuộc chạm trán sinh động, đặc sắc giữa hai con người ở hai chiến tuyến khác nhau. Từ đó là nổi bật lên nét tính cách, thái độ và bản lĩnh kiên cường của Phan Bội Châu trước tên Toàn quyền Va-ren xảo trá, đê tiện, luôn ba hoa khoác loác, thích làm trò lố bịch.
Giọng văn đả kích châm biếm đầy khinh bỉ. Một lối viết ngắn, tạo tình huống rất độc đáo về cuộc chạm trán giữa Va-ren và Phan Bội Châu. Trang văn của tác giả Nguyễn Ái Quốc trở thành lưỡi gươm chống thực dân, chống kẻ thù xâm lược! Vô cùng sắc bén!