Tính tốc độ của vật

zkdcxoan

Well-Known Member
Bài toán
Một vật dao động điều hòa,tại thời điểm $t_{1}$ có $x_{1}+2v_{1} = 5 (cm)$ .Hỏi tốc độ của vật tại thời điểm đó là:
A. $2 cm/s$
B. $2,5 cm/s$
C. $1,5 cm/s$
D. $0,5 cm/s$
 
Bài toán
Một vật dao động điều hòa,tại thời điểm $t_{1}$ có $x_{1}+2v_{1} = 5 (cm)$ .Hỏi tốc độ của vật tại thời điểm đó là:
A. $2 cm/s$
B. $2,5 cm/s$
C. $1,5 cm/s$
D. $0,5 cm/s$
Bạn xem lại hộ mình cái đề được không. $x(cm);v(cm/s)$ làm sao có cai này được nhỉ $x_{1}+2v_{1} = 5 (cm)$
 
Mình cũng thấy kì lạ kiểu gì ấy. Rõ ràng là hai thứ nguyên khác nhau mà lại thế kia,mình thắc mắc nhưng thầy chỉ nói là vẫn viết thế được,rồi bảo phải đánh giá bằng bất đẳng thức.
Đáp số B,nhưng không một lời giải thích...
 
Bài toán
Một vật dao động điều hòa,tại thời điểm $t_{1}$ có $x_{1}+2v_{1} = 5 (cm)$ .Hỏi tốc độ của vật tại thời điểm đó là:
A. $2 cm/s$
B. $2,5 cm/s$
C. $1,5 cm/s$
D. $0,5 cm/s$
Bài làm:
Chắc bài này cho đề kiểu không có thứ nguyên , mà coi là giá trị(không tính đơn vị).
Ta luôn có:
$$A^2=x_1^2+\left(\dfrac{v_1}{\omega}\right)^2.$$
Theo C-S ta có:
$$(x_1+2v_1)^2 =\left(x_1+ \dfrac{v_1}{\omega} 2 \omega \right)^2 \leq A^2(1+4 \omega^2).$$
Vì A và $\omega$ không đổi nên dấu bằng xảy ra:
$$x_1=\dfrac{v_1}{2\omega^2}.$$
Kết hợp với giả thiết $$x_1+2v_1=5.$$
Tính $v_1$ theo $\omega$.
P/s: Không hiểu đề cho thế nào ấy!
 
Bài làm:
Chắc bài này cho đề kiểu không có thứ nguyên , mà coi là giá trị(không tính đơn vị).
Ta luôn có:
$$A^2=x_1^2+\left(\dfrac{v_1}{\omega}\right)^2.$$
Theo C-S ta có:
$$(x_1+2v_1)^2 =\left(x_1+ \dfrac{v_1}{\omega} 2 \omega \right)^2 \leq A^2(1+4 \omega^2).$$
Vì A và $\omega$ không đổi nên dấu bằng xảy ra:
$$x_1=\dfrac{v_1}{2\omega^2}.$$
Kết hợp với giả thiết $$x_1+2v_1=5.$$
Tính $v_1$ theo $\omega$.
P/s: Không hiểu đề cho thế nào ấy!
Cậu đánh giá nó không đổi chứ có chứng minh được nó bằng 25 đâu ?
 
Mình cũng thấy kì lạ kiểu gì ấy. Rõ ràng là hai thứ nguyên khác nhau mà lại thế kia,mình thắc mắc nhưng thầy chỉ nói là vẫn viết thế được,rồi bảo phải đánh giá bằng bất đẳng thức.
Đáp số B,nhưng không một lời giải thích...
Thầy em sai nhé, không phải đắn đo suy nghĩ gì nhiều :D
 
Tớ làm thế này được không?
Nếu coi v là tốc độ thì x<5cm.
Nguyên hàm 2 vế:

$\dfrac{x_{1}^{2}}{2}+2x_{1}=5x_{1}(x_{1}< 5)

\Rightarrow x_{1}=0\Rightarrow v=2,5cm/s$
Nếu thế thì sai bản chất mất bạn à. Cái $x_{1}$ và hằng số bạn lấy nguyên hàm như kiểu coi đây là hàm biến $x$ ấy,trong khi $x_{1}$ là 1giá trị xác định tại $t_{1}$ rồi mà. Còn lấy nguyên hàm $v_{1}$ thì được đó.
 
nếu thế thì sai bản chất mất bạn à.cái $x_{1}$ và hằng số bạn lấy nguyên hàm như kiểu coi đây là hàm biến $x$ ấy,trong khi $x_{1}$ là 1giá trị xác định tại $t_{1}$ rồi mà.còm lấy nguyên hàm $v_{1}$ thì được đó.
Nhắc em 1 lần cuối là đọc kĩ nội quy.
Viết hoa đầu câu và viết hoa sau dấu chấm !
Sửa cho lần đầu cũng là lần cuối !
 
Thầy em sai nhé, không phải đắn đo suy nghĩ gì nhiều :D
Thầy Hội bên khoa đó anh. Từ ngày thầy chuyển qua bên trường chuyên rất hống háck :D trên lớp em có bật lại mấy lần nhưng toàn bị ăn gạch vì đuối lí hơn. Nên lần này vẫn chưa dám ho he gì :( mà em nghĩ chắc thầy chế đề theo kiểu đại số chứ không quan tâm bản chất vật lí mấy :)
 
Em xin lỗi nhưng vì chỉ viết bằng điện thoại thôi nên cũng không để ý. Lần sau em sẽ cẩn thận hơn, anh yên tâm.
 
Tớ làm thế này được không?
Nếu coi v là tốc độ thì x<5cm.
Nguyên hàm 2 vế:

$\dfrac{x_{1}^{2}}{2}+2x_{1}=5x_{1}(x_{1}< 5)

\Rightarrow x_{1}=0\Rightarrow v=2,5cm/s$

Không nguyên hàm 2 vế được em ạ.
Đề này nguyên văn là như vậy thì sai. Thứ nguyên không giống nhau là sai hẳn rồi.
Thầy Hội bên khoa đó anh. Từ ngày thầy chuyển qua bên trường chuyên rất hống háck :D trên lớp em có bật lại mấy lần nhưng toàn bị ăn gạch vì đuối lí hơn. Nên lần này vẫn chưa dám ho he gì :( mà em nghĩ chắc thầy chế đề theo kiểu đại số chứ không quan tâm bản chất vật lí mấy :)
Công nhận bài này Thầy chế sai rùi em :D.
 
Nếu thế thì sai bản chất mất bạn à. Cái $x_{1}$ và hằng số bạn lấy nguyên hàm như kiểu coi đây là hàm biến $x$ ấy,trong khi $x_{1}$ là 1giá trị xác định tại $t_{1}$ rồi mà. Còn lấy nguyên hàm $v_{1}$ thì được đó.
Cậu mắc lỗi kép rồi, không thể nguyên hàm cả 2 ẩn được với lại nếu nguyên hàm thì tớ có thể cộng thêm 1 giá trị C bất kì vào .
 

Quảng cáo

Back
Top