T

Tại sao tuần hoàn hở chỉ thích hợp với động vật có kích thước nhỏ?

Câu hỏi: Tại sao tuần hoàn hở chỉ thích hợp với động vật có kích thước nhỏ?
A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ chậm, không thể đi xa để cung cấp ${{O}_{2}}$ cho các cơ quan ở xa tim.
B. Máu chứa ít sắc tố hô hấp nên giảm khả năng vận chuyển ${{O}_{2}}$ đến các cơ quan trong cơ thể.
C. Không có hệ thống mao mạch nên quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường chậm.
D. Động vật có kích thước nhỏ ít hoạt động nên quá trình trao đổi chất diễn ra chậm.
Hệ tuần hoàn hở: máu chảy trong động mạch với áp suất thấp, tốc độ chậm không đẩy máu đi xa để cung cấp ${{O}_{2}}$ cho các cơ quan ở tim nên chỉ thích hợp với những động vật có kích thước bé nhỏ.
Note 33
Tuần hoàn máu
[havetable]
Hệ tuần hoàn hở
Hệ tuần hoàn kín
- Hệ tuần hoàn hở có ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai,...) và chân khớp (côn trùng, tôm,...)
- Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó vào khoang cơ thể qua tĩnh mạch và về tim.
- Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào
- Đường đi của máu bắt đầu từ tim
14224017272000Tim → Động mạch → Khoang cơ thể

Tĩnh mạch
- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
- Không có mao mạch
- Hệ tuần hoàn kín có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt và động vật có xương sống.
- Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và sau đó về tim.
- Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.
- Đường đi của máu bắt đầu từ tim
14224017272000Tim → Động mạch → Mao mạch

Tĩnh mạch
- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.
- Có mao mạch
- Hệ tuần hoàn kín của động vật có xương sống là hệ tuần hoàn đơn (cá) hoặc hệ tuần hoàn kép có ở nhóm động vật có phổi như lưỡng cư, bò sát, chim và thú.
[/havetable]

Ta thấy: Vận tốc máu cao nhất ở động mạch, thấp nhất ở mao mạch
Tốc độ máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện mạch.
Đáp án A.
 

Quảng cáo

Back
Top