Trang đã được tối ưu để hiển thị nhanh cho thiết bị di động. Để xem nội dung đầy đủ hơn, vui lòng click vào đây.
T

Tác giả Trần Nhân Tông

Câu hỏi: 1. Tiểu sử
- Trần Nhân Tông sinh năm 1258, mất năm 1308, tên thật là Trần Khâm, con trưởng của Trần Thánh Tông.
- Ông là một ông vua yêu nước, anh hùng, nổi tiếng khoan hòa, nhân ái, đã cùng vua cha lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên thắng lợi vẻ vang.
- Ông theo đạo Phật. Năm 1299, ông về tu ở chùa Yên tử (thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay) và trở thành vị tổ thứ nhất của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.
- Trần Nhân Tông là một nhà văn hóa, một nhà thơ tiêu biểu của thời Trần.
2. Sự nghiệp văn học
a. Tác phẩm chính

- Trần Nhân Tông được xem là một nhà thơ, nhà văn hóa tiêu biểu của Đại Việt thời trung đại. Tác phẩm của ông bao gồm:
+ Thiền lâm thiết chủy ngữ lục (Ngữ lục về trùng độc thiết chủy trong rừng Thiền).
+ Tăng già toái sự (Chuyện vụn vặt của sư tăng).
+ Thạch thất mỵ ngữ (Lời nói mê trong nhà đá), được vua Trần Anh Tông cho chép vào Đại Tạng kinh để lưu hành.
+ Đại hương hải ấn thi tập (Tập thơ ấn chứng của biển lớn nước thơm).
+ Trần Nhân Tông thi tập (Tập thơ Trần Nhân Tông).
+ Trung Hưng thực lục (2 quyển): chép việc bình quân Nguyên xâm lược.
b. Phong cách nghệ thuật
Theo đánh giá trong sách Thơ văn Lý Trần (tập 2, quyển thượng) do Nguyễn Huệ Chi, Trần Thị Băng Thanh, Đỗ Văn Hỷ và Trần Tú Châu biên soạn, thơ Trần Nhân Tông mang tính chất "kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm quan triết học và cảm quan thế sự, có tinh thần lạc quan, yêu đời, tấm lòng vị tha của một nhân cách cỡ lớn và sự rung động tinh tế, lòng yêu tự do thích thảng của một nhà nghệ sĩ".
Rất tiếc, câu hỏi này chưa có lời giải chi tiết. Bạn ơi, đăng nhập và giải chi tiết giúp zix.vn nhé!!!