Câu hỏi: Sự xuất hiện hai xu hướng bạo động và cải cách ở Việt Nam đầu thế kỷ XX chứng tỏ các sĩ phu tiến bộ
A. có những nhận thức khác nhau về kẻ thù của dân tộc.
B. xuất phát từ những truyền thống cứu nước khác nhau.
C. chịu ảnh hưởng của những hệ tư tưởng mới khác nhau.
D. chịu tác động của những bối cảnh thời đại khác nhau.
A. có những nhận thức khác nhau về kẻ thù của dân tộc.
B. xuất phát từ những truyền thống cứu nước khác nhau.
C. chịu ảnh hưởng của những hệ tư tưởng mới khác nhau.
D. chịu tác động của những bối cảnh thời đại khác nhau.
Phương pháp giải:
Phân tích, chứng minh.
Giải chi tiết:
- Đáp án B loại vì các sĩ phu tiến bộ đều yêu nước và tiếp thu cùng truyền thống yêu nước đã có từ ngàn năm của dân tộc ta.
- Đáp án C loại vì xu hướng bạo động và cải cách đều thuộc khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản.
- Đáp án D loại vì cả hai xu hướng cứu nước đều đặt trong cùng bối cảnh:
+ Đất nước đang mất độ lập và đặt dưới sự cai trị của thực dân Pháp;
+ Con đường cứu nước theo ngọn cờ phong kiến đã bế tắc, không phù hợp với yêu cầu thực tiễn của lịch sử dân tộc;
+ Cần tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc để giành lại độc lập.
- Đáp án A chọn vì Phan Bội Châu đại diện cho xu hướng bạo động đã xác định: kẻ thù cần đánh đuổi là thực dân Pháp nên ông muốn dựa vào Nhật (quốc gia đồng văn, đồng chủng, đồng châu, người anh cả da vàng đã chiến thắng đế quốc Nga da trắng trong chiến tranh Nga – Nhật) để đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập còn Phan Châu Trinh lại xác định dựa vào Pháp để đánh đổ phong kiến, sau đó đánh đổ Pháp để giành độc lập => có những nhận thức khác nhau về kẻ thù của dân tộc.
Phân tích, chứng minh.
Giải chi tiết:
- Đáp án B loại vì các sĩ phu tiến bộ đều yêu nước và tiếp thu cùng truyền thống yêu nước đã có từ ngàn năm của dân tộc ta.
- Đáp án C loại vì xu hướng bạo động và cải cách đều thuộc khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản.
- Đáp án D loại vì cả hai xu hướng cứu nước đều đặt trong cùng bối cảnh:
+ Đất nước đang mất độ lập và đặt dưới sự cai trị của thực dân Pháp;
+ Con đường cứu nước theo ngọn cờ phong kiến đã bế tắc, không phù hợp với yêu cầu thực tiễn của lịch sử dân tộc;
+ Cần tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc để giành lại độc lập.
- Đáp án A chọn vì Phan Bội Châu đại diện cho xu hướng bạo động đã xác định: kẻ thù cần đánh đuổi là thực dân Pháp nên ông muốn dựa vào Nhật (quốc gia đồng văn, đồng chủng, đồng châu, người anh cả da vàng đã chiến thắng đế quốc Nga da trắng trong chiến tranh Nga – Nhật) để đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập còn Phan Châu Trinh lại xác định dựa vào Pháp để đánh đổ phong kiến, sau đó đánh đổ Pháp để giành độc lập => có những nhận thức khác nhau về kẻ thù của dân tộc.
Đáp án A.