Câu hỏi:
Bài thơ Bánh trôi nước thuộc thể thơ gì? Vì sao lại xác định như vậy?
Lời giải chi tiết:
Bài Bánh trôi nước thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Vì bài thơ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ, hiệp vần ở chữ cuối câu 1, câu 2 và câu 4.
Nghĩa thứ nhất của bài thơ thuộc về nội dung miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín. Nghĩa thứ 2 thuộc về nội dung phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Từ sự gợi ý trên em hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước được miêu tả như thế nào?
b. Với nghĩa thứ hai vẻ đẹp phẩm chất cao quý và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được gợi lên như thế nào?
c. Trong hai nghĩa, nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
a) Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước đã được miêu tả như một vật thể có màu trắng của bột, hình dạng viên tròn, nếu nhào bột mà nhiều nước quá thì nát (nhão), ít nước quá thì rắn (cứng), tùy sự khéo léo của người nặn bánh. Khi luộc trong nước sôi, bánh chín thì nổi lên, bánh chưa chín thì còn chìm xuống. Lòng son: nhân đường bên trong chiếc bánh
b) Với nghĩa thứ hai, người phụ nữ được gợi lên qua một số nét:
- Hình thể: trắng, đẹp
- Phẩm chất: không bị cảnh ngộ chi phối, luôn giữ lòng son sắt, thủy chung
- Thân phận: chìm nổi bấp bênh giữa cuộc đời.
c. Trong hai nghĩa này, nghĩa thứ hai là nghĩa chính. Nghĩa trước là phương tiện để nhà thơ chuyển tải nghĩa thứ hai. Nhờ có nghĩa thứ hai mà bài thơ mới có giá trị tư tưởng, mượn hình ảnh của sự vật để cất lên tiếng nói thương cảm, bênh vực và nâng đỡ người phụ nữ
Lời giải chi tiết:
- Câu ca dao "Thân em..."
"Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu"
"Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày"
- Mối liên hệ: tác phẩm Bánh trôi nước và các bài ca dao bắt đầu bằng "Thân em", đều cho thấy số phận bấp bênh, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ không có quyền tự quyết định số phận của mình.
Hồ Xuân Hương chưa rõ năm sinh, năm mất, hiện chưa rõ về lai lịch. Nhiều tài liệu cho rằng, bà là con Hồ Phi Diễn (1704 – ?), người làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Ông thân sinh ra Bắc dạy học, lấy vợ lẽ và sinh ra Hồ Xuân Hương. Hồ Xuân Hương từng sống ở Hà Nội. Bà gặp nhiều trắc trở về chuyện tình duyên.
2. Thể loại
Bài Bánh trôi nước được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). Bài gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ, ngắt theo nhịp 4/3 truyền thống. Vần được gieo ở cuối câu 1, câu 2 và câu 4.
- Phần 1 (2 câu đầu): Hình ảnh bánh trôi nước.
- Phần 2 (2 câu cuối): Thân phận, phẩm chất người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước.
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 95 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)Bài thơ Bánh trôi nước thuộc thể thơ gì? Vì sao lại xác định như vậy?
Lời giải chi tiết:
Bài Bánh trôi nước thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Vì bài thơ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ, hiệp vần ở chữ cuối câu 1, câu 2 và câu 4.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 95 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)Nghĩa thứ nhất của bài thơ thuộc về nội dung miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín. Nghĩa thứ 2 thuộc về nội dung phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Từ sự gợi ý trên em hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước được miêu tả như thế nào?
b. Với nghĩa thứ hai vẻ đẹp phẩm chất cao quý và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được gợi lên như thế nào?
c. Trong hai nghĩa, nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
a) Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước đã được miêu tả như một vật thể có màu trắng của bột, hình dạng viên tròn, nếu nhào bột mà nhiều nước quá thì nát (nhão), ít nước quá thì rắn (cứng), tùy sự khéo léo của người nặn bánh. Khi luộc trong nước sôi, bánh chín thì nổi lên, bánh chưa chín thì còn chìm xuống. Lòng son: nhân đường bên trong chiếc bánh
b) Với nghĩa thứ hai, người phụ nữ được gợi lên qua một số nét:
- Hình thể: trắng, đẹp
- Phẩm chất: không bị cảnh ngộ chi phối, luôn giữ lòng son sắt, thủy chung
- Thân phận: chìm nổi bấp bênh giữa cuộc đời.
c. Trong hai nghĩa này, nghĩa thứ hai là nghĩa chính. Nghĩa trước là phương tiện để nhà thơ chuyển tải nghĩa thứ hai. Nhờ có nghĩa thứ hai mà bài thơ mới có giá trị tư tưởng, mượn hình ảnh của sự vật để cất lên tiếng nói thương cảm, bênh vực và nâng đỡ người phụ nữ
Luyện tập
Hãy ghi lại những câu hát than thân đã được học ở bài 4 bắt đầu bằng hai chữ Thân em. Từ đó, tìm mối liên quan trong cảm xúc giữa hai bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương với các câu hát than thân thuộc ca giao, dân ca.Lời giải chi tiết:
- Câu ca dao "Thân em..."
"Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu"
"Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày"
- Mối liên hệ: tác phẩm Bánh trôi nước và các bài ca dao bắt đầu bằng "Thân em", đều cho thấy số phận bấp bênh, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ không có quyền tự quyết định số phận của mình.
Tác giả
1. Tác giảHồ Xuân Hương chưa rõ năm sinh, năm mất, hiện chưa rõ về lai lịch. Nhiều tài liệu cho rằng, bà là con Hồ Phi Diễn (1704 – ?), người làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Ông thân sinh ra Bắc dạy học, lấy vợ lẽ và sinh ra Hồ Xuân Hương. Hồ Xuân Hương từng sống ở Hà Nội. Bà gặp nhiều trắc trở về chuyện tình duyên.
2. Thể loại
Bài Bánh trôi nước được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). Bài gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ, ngắt theo nhịp 4/3 truyền thống. Vần được gieo ở cuối câu 1, câu 2 và câu 4.
Bố cục
2 phần- Phần 1 (2 câu đầu): Hình ảnh bánh trôi nước.
- Phần 2 (2 câu cuối): Thân phận, phẩm chất người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước.
ND chính
Bài thơ bày tỏ sự trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam. Đồng thời thể hiện niềm cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ và lên án, tố cáo chế độ phong kiến.
Rất tiếc, câu hỏi này chưa có lời giải chi tiết. Bạn ơi, đăng nhập và giải chi tiết giúp zix.vn nhé!!!