T

Soạn bài Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca - trích) siêu ngắn

Câu hỏi:

Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 80, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
- Thể thơ: lục bát (một câu 6 chữ và một câu 8 chữ, không giới hạn định số câu).
- Vần: Chữ cuối câu 6 vần với chữ thứ sáu của câu 8, chữ cuối câu 8 của cặp câu trên vần với chữ cuối câu 6 của cặp câu dưới và tính chung cứ hai câu thì đổi vần mà vần là vần bằng.

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 80, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Trong bài có tất cả 5 từ “ta”:
a) Nhân vật “ta” là: nhà thơ.
b) Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật “ta” hiện lên trong đoạn thơ là một người yêu thiên nhiên, tâm hồn phóng khoáng, nhân cách thanh cao.
c) Cách ví von cho thấy tâm hồn yêu thiên nhiên của nhân vật “ta”, đồng thời thể hiện sự tinh tế, óc tưởng tượng của người thi sĩ.

Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 80, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
- Cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết:
+ Tiếng suối rì rầm
+ Đá rêu phơi
+ Thông mọc như nêm
+ Rừng trúc xanh
- Nhận xét: cảnh trí thiên nhiên Côn Sơn thật khoáng đạt, thanh tĩnh và nên thơ.

Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 80, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
-
Hình ảnh nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong màu xanh mát của trúc bóng râm: cho thấy sự gắn bó, hòa hợp của con người và thiên nhiên. Thiên nhiên là người bạn tâm giao, người bạn tri âm tri kỉ của nhà thơ.
- Nguyễn Trãi là con người có tình yêu thiên nhiên say đắm, có phong thái ung dung, nhân cách thanh cao, tao nhã.

Câu 5

Trả lời câu 5 (trang 81, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
- Hiện tượng điệp từ trong đoạn thơ: điệp từ ta được dùng năm lần
- Tác dụng: - Điệp từ "ta, Côn Sơn, trong" góp phần tích cực làm cho đoạn thơ có giọng điệu nhẹ nhàng, thảnh thơi, êm ái. Nó tạo cho đoạn thơ giọng điệu ung dung tự tại không vướng bận cũng không ràng buộc

Luyện tập

Trả lời câu hỏi trang 81 SGK Ngữ văn 7 tập 1
So sánh cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh
Điểm giống:
+ cả hai hình ảnh đều là sản phẩm của tâm hồn thi sĩ có khả năng hòa nhập với thiên nhiên
+ cả hai thi nhân đều đón nhận tiếng suối như tiếng đàn
Điểm khác: một tiếng suối ví với tiêng đàn, một tiếng suối lại ví với tiếng hát

Bố cục

2 đoạn
- Đoạn 1 (4 câu thơ đầu): Cảnh thiên nhiên Côn Sơn.
- Đoạn 2 (4 câu thơ cuối): Con người trong thiên nhiên Côn Sơn.

Nội dung chính

Bài thơ thể hiện sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên tươi đẹp, trong lành. Qua đó cho thấy tâm hồn ung dung, tự tại, phóng khoáng và nhàn tản của Nguyễn Trãi.
Rất tiếc, câu hỏi này chưa có lời giải chi tiết. Bạn ơi, đăng nhập và giải chi tiết giúp zix.vn nhé!!!
 

Quảng cáo

Back
Top