Câu hỏi: Phân tích nhân vật Thị Kính trong vở chèo "Quan Âm Thị Kính"
Trong vở chèo Quan Âm Thị Kính ta không chỉ thấy một Sùng bà độc ác bất nhân mà còn thấy hình ảnh của nàng Thị Kính hiền thục, nết na nhưng chịu nhiều bất công, ngang trái. Phẩm chất cũng như số phận của nàng được thể hiện rõ nhất trong đoạn trích Nỗi oan hại chồng.
Thị Kính là cô gái xinh đẹp, nết na con nhà nghèo khó. Thiện Sĩ mến vì dung nhan và đức hạnh nên đã kết duyên với nàng. Cuộc sống vợ chồng yên ấm, hạnh phúc. Một hôm, khi Thị Kính đang ngồi khâu vá còn chồng ngồi đọc sách thì bỗng Thiện Sĩ mệt mỏi nên thiu thiu ngủ. Thị Kính quạt cho chàng và bỗng thấy chiếc râu mọc ngược nên bèn lấy dao xén đi. Thiện Sĩ giật mình, bất giác hô hoán và bố mẹ chồng nàng vào, vu cho nàng tội danh giết chồng.
Trước hết Thị Kính là một người phụ nữ hiền thảo, yêu thương, quan tâm, chăm sóc cho chồng: "Đạo vợ chồng trăm năm kết tóc/ Trước đẹp mặt chồng sau đẹp mặt ta. Râu làm sao một chiếc trồi ra?/ Dị hình sắc dưới cằm mọc ngược/ Khi chàng thức giấc biết làm sao được/ Nay đang cơn giấc ngủ mơ màng/ Dạ thương chồng lòng thiếp sao an/ Âu dao bén, thiếp xén tày một mực". Những lời tỏ bày đó cho thấy nàng là một người phụ nữ hết sức chăm chỉ, chịu khó, may vá thuê thùa, chu đáo lo cho chồng yên giấc ngủ (quạt cho chồng). Không chỉ vậy nàng còn là người thương chồng, cho rằng mình có bổn phận làm đẹp mặt chồng, bởi đẹp chồng cũng là đẹp mặt ta, chính bởi vậy nàng mới toan lấy dao xén chiếc râu mọc ngược. Vốn đó là hành động thể hiện sự yêu thương, chu đáo nhưng không ngờ lại chính là nguồn cơn cho nỗi oan, sự bất hạnh cho nàng sau này.
Dù là một người phụ nữ có dung nhan và phẩm chất tốt đẹp nhưng nàng lại là người có số phận bất hạnh. Trước những hành động độc ác của mẹ chồng: chửi mắng, sỉ nhục, đẩy ngã, Thị Kính vẫn có thái độ hết sức hòa nhã. Nàng năm lần kêu oan: ba lần với mẹ chồng, một lần với chồng và một lần với bố đẻ. Nhưng cả năm lần ấy đều trở thành vô ích. Với Sùng bà những lời giải thích của nàng chỉ càng như đổ thêm dầu vào lửa, bà ta không nghe bất cứ lời nào, bởi Sùng bà đã mặc định nàng là kẻ có tội, hơn nữa là kẻ bất nhân, độc ác nên những lời giải thích của Thị Kính chỉ như nước đổ lá khoai.
Nàng tìm đến sự cảm thông của chồng nhưng cũng vô ích, vì Thiện Sĩ là kẻ nhu nhược, không bảo vệ được người vợ yêu quý, cũng là kẻ đớn hèn, thiếu hiểu biết khi chưa hỏi rõ nguồn cơn đã la lớn khiến Thị Kính mang án oan giết chồng. Chỉ có duy nhất người sinh ra nàng là Mãng ông mới hiểu và thông cảm cho nàng nhưng ông cũng lực bất tòng tâm.
Thị Kính bị đuổi ra khỏi nhà một cách tàn nhẫn, cha của nàng bị đẩy ngã, đến đây kịch được đẩy lên đến cao trào. Thị Kính đau khổ vì hôn nhân tan vỡ, vì bị đuổi ra khỏi nhà không thương tiếc, nàng còn đau khổ hơn khi chứng kiến cha mình bị làm nhục. Bởi vậy nàng đã lựa chọn ra đi. Trước khi rời khỏi nơi đã từng là tổ ấm của mình nàng nhìn lại: thúng khâu, chiếc kỉ, thúng sách,… những hình ảnh, vật dụng vốn trước đây là niềm hạnh phúc với nàng thì giờ đây lại là chứng nhân cho một vụ án oan. Cái nhìn của nàng vừa luyến tiếc, nhớ thương vừa đau đớn, xót xa.
Nàng lựa chọn xuống tóc đến nơi cửa chùa làm nơi nương tựa. Sự lựa chọn của nàng là tất yếu bởi: nàng không thể ở lại nhà chồng, Sùng ông Sùng bà và ngay cả chồng nàng căm ghét nàng, đổ cho nàng tội giết chồng. Nàng cũng không thể về nhà, để làm mất mặt cha mẹ. Bởi trong xã hội phong kiến, khi con bị đuổi khỏi nhà chồng là một nỗi nhục lớn cho gia đình. Lối thoát duy nhất của nàng là giả trai đi tu. Nàng hi vọng rằng ở nơi cửa Phật nàng sẽ có cuộc sống bình yên, sẽ được Phật chứng giám cho tấm lòng trong sạch của mình. Sự lựa chọn này cho thấy nàng chưa có ý chí vượt lên hoàn cảnh mà bị thụ động trước hoàn cảnh. Đồng thời nó cũng phản ánh số phận bế tắc của người phụ nữ trong xã hội cũ. Lên án xã hội vô nhân đạo với những con người tốt bụng, lương thiện.
Bằng nghệ thuật kịch đặc sắc, tình huống kịch gay cấn, hấp dẫn đã dựng lên chân dung Thị Kính thật đẹp đẽ mà cũng đầy bất hạnh. Các tác giả dân gian vừa ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong xã hội cũ. Đồng thời cũng là tiếng nói cảm thương cho số phận bất hạnh của họ trước những thế lực xấu xa trong xã hội.
Thị Kính là cô gái xinh đẹp, nết na con nhà nghèo khó. Thiện Sĩ mến vì dung nhan và đức hạnh nên đã kết duyên với nàng. Cuộc sống vợ chồng yên ấm, hạnh phúc. Một hôm, khi Thị Kính đang ngồi khâu vá còn chồng ngồi đọc sách thì bỗng Thiện Sĩ mệt mỏi nên thiu thiu ngủ. Thị Kính quạt cho chàng và bỗng thấy chiếc râu mọc ngược nên bèn lấy dao xén đi. Thiện Sĩ giật mình, bất giác hô hoán và bố mẹ chồng nàng vào, vu cho nàng tội danh giết chồng.
Trước hết Thị Kính là một người phụ nữ hiền thảo, yêu thương, quan tâm, chăm sóc cho chồng: "Đạo vợ chồng trăm năm kết tóc/ Trước đẹp mặt chồng sau đẹp mặt ta. Râu làm sao một chiếc trồi ra?/ Dị hình sắc dưới cằm mọc ngược/ Khi chàng thức giấc biết làm sao được/ Nay đang cơn giấc ngủ mơ màng/ Dạ thương chồng lòng thiếp sao an/ Âu dao bén, thiếp xén tày một mực". Những lời tỏ bày đó cho thấy nàng là một người phụ nữ hết sức chăm chỉ, chịu khó, may vá thuê thùa, chu đáo lo cho chồng yên giấc ngủ (quạt cho chồng). Không chỉ vậy nàng còn là người thương chồng, cho rằng mình có bổn phận làm đẹp mặt chồng, bởi đẹp chồng cũng là đẹp mặt ta, chính bởi vậy nàng mới toan lấy dao xén chiếc râu mọc ngược. Vốn đó là hành động thể hiện sự yêu thương, chu đáo nhưng không ngờ lại chính là nguồn cơn cho nỗi oan, sự bất hạnh cho nàng sau này.
Dù là một người phụ nữ có dung nhan và phẩm chất tốt đẹp nhưng nàng lại là người có số phận bất hạnh. Trước những hành động độc ác của mẹ chồng: chửi mắng, sỉ nhục, đẩy ngã, Thị Kính vẫn có thái độ hết sức hòa nhã. Nàng năm lần kêu oan: ba lần với mẹ chồng, một lần với chồng và một lần với bố đẻ. Nhưng cả năm lần ấy đều trở thành vô ích. Với Sùng bà những lời giải thích của nàng chỉ càng như đổ thêm dầu vào lửa, bà ta không nghe bất cứ lời nào, bởi Sùng bà đã mặc định nàng là kẻ có tội, hơn nữa là kẻ bất nhân, độc ác nên những lời giải thích của Thị Kính chỉ như nước đổ lá khoai.
Nàng tìm đến sự cảm thông của chồng nhưng cũng vô ích, vì Thiện Sĩ là kẻ nhu nhược, không bảo vệ được người vợ yêu quý, cũng là kẻ đớn hèn, thiếu hiểu biết khi chưa hỏi rõ nguồn cơn đã la lớn khiến Thị Kính mang án oan giết chồng. Chỉ có duy nhất người sinh ra nàng là Mãng ông mới hiểu và thông cảm cho nàng nhưng ông cũng lực bất tòng tâm.
Thị Kính bị đuổi ra khỏi nhà một cách tàn nhẫn, cha của nàng bị đẩy ngã, đến đây kịch được đẩy lên đến cao trào. Thị Kính đau khổ vì hôn nhân tan vỡ, vì bị đuổi ra khỏi nhà không thương tiếc, nàng còn đau khổ hơn khi chứng kiến cha mình bị làm nhục. Bởi vậy nàng đã lựa chọn ra đi. Trước khi rời khỏi nơi đã từng là tổ ấm của mình nàng nhìn lại: thúng khâu, chiếc kỉ, thúng sách,… những hình ảnh, vật dụng vốn trước đây là niềm hạnh phúc với nàng thì giờ đây lại là chứng nhân cho một vụ án oan. Cái nhìn của nàng vừa luyến tiếc, nhớ thương vừa đau đớn, xót xa.
Nàng lựa chọn xuống tóc đến nơi cửa chùa làm nơi nương tựa. Sự lựa chọn của nàng là tất yếu bởi: nàng không thể ở lại nhà chồng, Sùng ông Sùng bà và ngay cả chồng nàng căm ghét nàng, đổ cho nàng tội giết chồng. Nàng cũng không thể về nhà, để làm mất mặt cha mẹ. Bởi trong xã hội phong kiến, khi con bị đuổi khỏi nhà chồng là một nỗi nhục lớn cho gia đình. Lối thoát duy nhất của nàng là giả trai đi tu. Nàng hi vọng rằng ở nơi cửa Phật nàng sẽ có cuộc sống bình yên, sẽ được Phật chứng giám cho tấm lòng trong sạch của mình. Sự lựa chọn này cho thấy nàng chưa có ý chí vượt lên hoàn cảnh mà bị thụ động trước hoàn cảnh. Đồng thời nó cũng phản ánh số phận bế tắc của người phụ nữ trong xã hội cũ. Lên án xã hội vô nhân đạo với những con người tốt bụng, lương thiện.
Bằng nghệ thuật kịch đặc sắc, tình huống kịch gay cấn, hấp dẫn đã dựng lên chân dung Thị Kính thật đẹp đẽ mà cũng đầy bất hạnh. Các tác giả dân gian vừa ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong xã hội cũ. Đồng thời cũng là tiếng nói cảm thương cho số phận bất hạnh của họ trước những thế lực xấu xa trong xã hội.