Câu hỏi: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do 5 cặp gen không alen là A, a; B, b; D, d; H, h và M, m cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ có một alen trội thì chiều cao cây tăng thêm 5 cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất có chiều cao 100 cm. Theo lí thuyết, phép lai $P:AABbDdHhmm\times AabbDdHhMM$ cho đời con có số cây cao 125 cm chiếm tỉ lệ
A. 5/16
B. 5/32
C. 3/32
D. 15/64
A. 5/16
B. 5/32
C. 3/32
D. 15/64
Phương pháp giải: Công thức tính tỷ lệ kiểu gen có a alen trội $\dfrac{C_{n}^{a}}{{{2}^{n}}}$ trong đó n là số cặp gen dị hợp của bố mẹ.
Giải chi tiết:
$AABbDdHhmm\times AabbDdHhMM \to $ đời con luôn có alen trội A,M; P có 6 cặp gen dị hợp.
Cây cao 125cm có $\dfrac{125-100}{5}=5$ alen trội.
→ Bài toán trở thành tính tỉ lệ số cây có 3 alen trội: $\dfrac{C_{6}^{3}}{{{2}^{6}}}=\dfrac{5}{16}$
Giải chi tiết:
$AABbDdHhmm\times AabbDdHhMM \to $ đời con luôn có alen trội A,M; P có 6 cặp gen dị hợp.
Cây cao 125cm có $\dfrac{125-100}{5}=5$ alen trội.
→ Bài toán trở thành tính tỉ lệ số cây có 3 alen trội: $\dfrac{C_{6}^{3}}{{{2}^{6}}}=\dfrac{5}{16}$
Đáp án A.