The Collectors

Khi nghiên cứu cấu trúc di truyền của một quần thể ở một loài thực...

Câu hỏi: Khi nghiên cứu cấu trúc di truyền của một quần thể ở một loài thực vật qua 4 thế hệ, thu được bảng số liệu sau:

Thành phần kiểu gen​
Thế hệ F1​
Thế hệ F2​
Thế hệ F3​
Thế hệ F4​
AA​
0,40​
0,525​
0,5875​
0,61875​
Aa​
0,50​
0,25​
0,125​
0,0625​
aa​
0,10​
0,225​
0,2875​
0,31875​
Biết alen A trội hoàn toàn so với alen a, sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua mỗi thế hệ chỉ do tác động của nhiều nhất là 1 nhân tố tiến hóa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Từ thế hệ F1​ đến F4​, quần thể không tiến hóa.
II. Ở thế hệ F3​, quần thể có tần số alen A=0,3.
III. Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
IV. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ dần các cơ thể có kiểu gen dị hợp.
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Phương pháp:
Bước 1: Tính tần số alen qua các thế hệ.
Quần thể có thành phần kiểu gen : xAA:yAa:zaa
Tần số alen ${{p}_{A}}=x+\dfrac{y}{2}\to {{q}_{a}}=1-{{p}_{A}}$
Bước 2: So sánh tần số alen các thế hệ
+ Nếu thay đổi theo 1 hướng → Chọn lọc tự nhiên
+ Nếu thay đổi đột ngột → Các yếu tố ngẫu nhiên
+ Nếu không thay đổi → giao phối.
Cách giải:
I sai
, từ thế hệ F1​ đến F4​, quần thể có biến đổi về cấu trúc di truyền → có tiến hóa.
II sai, ở F3​, tần số alen A: ${{p}_{A}}=0,5875+\dfrac{0,125}{2}=0,65$
III đúng, ta thấy tần số alen không đổi, tỉ lệ dị hợp giảm, đồng hợp tăng → giao phối không ngẫu nhiên.
IV sai, không có tác động của chọn lọc tự nhiên.
Đáp án B.
 

Quảng cáo

Back
Top