Hỏi chiếu riêng bức xạ có tần số f vào quả cầu kim loại trên thì điện thế cực đại của quả cầu là?

nhocmimihi

Active Member
Bài toán
Chiếu bức xạ có tần số $f_{1}$ vào quả cầu kim loại đặt cô lập thì xảy ra hiện tượng quang điện với điện thế cực đại của quả cầu là $V_{1}$ và động năng ban đầu cực đại của electron quang điện đúng bằng một phần ba công thoát của kim loại. Chiếu tiếp bức xạ có tần số $f_{2} = f_{1} + f$ vào quả cầu kim loại đó thì điện thế cực đại của quả là $7V_{1}$. Hỏi chiếu riêng bức xạ có tần số $f$ vào quả cầu kim loại trên (đang trung hòa điện) thì điện thế cực đại của quả cầu là
A. $10V_{1}$
B. $7V_{1}$
C. $V_{1}$
D. $3V_{1}$
 
nhocmimihi Chú ý cách gõ công thức. Thẻ đô la bao toàn bộ công thức.
Ví dụ:
Không để
Mã:
L=$\dfrac{1}{10\pi }$
mà để
Mã:
$L=\dfrac{1}{10\pi }$
Em sửa ngay lại bài viết !
 
Last edited:
Khi chiếu ánh sáng vào 1 quả cầu kim loại sẽ làm bứt e từ kim loại đó ra ngoài và làm quả cầu tích điện dương, đến 1 lúc nào đấy sẽ có trạng thái cân bằng mà mọi e khi bứt ra đều bị quả cầu hút lại, thế năng tĩnh điện của quả cầu sẽ bằng động năng ban đầu cực đại của e nên khi đó, ta có:
$$eV_1 = hf_1 - A$$
Mà theo đề bài: $3W_{đmax} = A$ nên: $3eV_1 = A$
$$\Rightarrow hf_1 = 4eV_1$$
$$eV_2 = 7eV_1 = hf_2 - A = hf_1 + hf - A$$
$$\rightarrow 3eV_1 = hf - A$$

Ra D
 
Khi chiếu as vào 1 quả cầu kim loại sẽ làm bứt e từ kim loại đó ra ngoài và làm quả cầu tích điện dương, đến 1 lúc nào đấy sẽ có trạng thái cân bằng mà mọi e khi bứt ra đều bị quả cầu hút lại, thế năng tĩnh điện của quả cầu sẽ bằng động năng ban đầu cực đại của e nên khi đó, ta có:
$3eV_1 = A ; eV_1 = hf_1 - A$
$\rightarrow hf_1 = 4eV_1$
$eV_2 = 7eV_1 = hf_2 - A = hf_1 + hf - A$
$\rightarrow 3eV_1 = hf - A$

Ra D
Cậu chú ý sử dụng một số kí hiệu code mới cho đẹp nhé.
Thay \rightarrow bằng \Rightarrow
Đối với công thức nên dùng cặp thẻ đô la kép thay bằng đơn.
Hạn chế viết tắt nữa.
 

Quảng cáo

Back
Top