Hiện tượng quang điện

KSTN_BK_95

Active Member
Câu hỏi
Cho em hỏi chút làm sao để phân biệt được cực nào là cực âm, cực nào là cực dương ạ. Dòng điện này có phải là dòng xoay chiều :-?. Em làm bài tập thì được nhưng em chả hiểu gì về cái ý cả :(

Tại sao U lại có thể âm và dương ạ
 

Chuyên mục

Câu hỏi
Cho em hỏi chút làm sao để phân biệt được cực nào là cực âm, cực nào là cực dương ạ. Dòng điện này có phải là dòng xoay chiều :-?. Em làm bài tập thì được nhưng em chả hiểu gì về cái ý cả :(

Tại sao U lại có thể âm và dương ạ

Dòng điện xoay chiều thì làm gì tính + - nhỉ. Dòng điện xoay chiều ví dụ như điện 220 mà bạn hay dùng đó. Dòng điện một chiều thì ví dụ như cái accu hay pin nà.
Muốn chuyển từ dòng xoay chiều thành dòng 1 chiều thì người ta dùng diode
 
Cho mình hỏi cái, âm dương đều được sao u hãm lại luôn là âm vậy :confused:
 
U hãm (Uh) là hiệu điện thế dùng để triệt tiêu dòng quang điện. Dòng electron bật ra khỏi catot (K) bay đến anot (A), muốn triệt tiêu dòng quang điện thì electron sau khi bắn ra khỏi K phải chuyển động chậm dần và dừng lại trước A, (cùng lắm là chạm A) rồi quay trở lại. Muốn như vậy thì phải hiệu điện thế $U_{ak}$ phải thỏa mãn $U_{ak} \le Uh<0.$
Trong đó giá trị Uh là ứng với trường hợp e dừng khi vừa chạm anot.Cụ thể:
Gọi $W_1$ là động năng ban đầu cực đại, $W_2$ là động năng của e khi chạm anot. Ta có
$W_2-W_1=q.(V_k-V_a)= q.U_{ka}= -q.U_{ak}$. Trong đó $q=-e$
Cho W2=0 ( tức là động năng ở thời điểm e dừng) ta có $U_{ak}=U_h.$
Do đó ta có $0- W_1= -q.U_h$ điều này tương đương với $Uh=\dfrac{W_1}{q}= - \dfrac{W_1}{e}$, do đó $U_h$ luôn âm. $W_1$ chỉ phụ thuộc vào bước sóng của bức xạ kích thích và bản chất kim loại làm catot nên $U_h$ cũng thế.
 
em cám ơn ạ CHo em hỏi thêm chút ạ

-CÔng thức về điện thế của 1 điểm là $V=\dfrac{k}{\varepsilon }.\dfrac{q}{r}$

với $r$ là điểm cần xét.

Có phải người ta quy định là $r$ là khoảng cách từ bản tụ đến mặt đất không ạ. Nếu như ở 1 bản A chứa 1 lượng e còn bản kia ( bản B) bị mất 1 lượng e đó thì điện thế của của A được tính bởi công thức trên còn bản B thì tính kiểu gì ạ bản B bị thiếu hạt e ạ.


-cho em hỏi cái ạ, nếu 2 bản trung hòa về điện thì khi chiếu ánh sáng vào 1 bản. e sẽ bay như thế nào ạ . Em thấy bản kia trung hòa về điện rùi thì cũng chả hút e làm gì nữa vậy tại sao có hiện tượng quang điện ạ.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
em cám ơn ạ CHo em hỏi thêm chút ạ

-CÔng thức về điện thế của 1 điểm là $V=\dfrac{k}{\varepsilon }.\dfrac{q}{r}$

với $r$ là điểm cần xét.

Có phải người ta quy định là $r$ là khoảng cách từ bản tụ đến mặt đất không ạ. Nếu như ở 1 bản A chứa 1 lượng e còn bản kia ( bản B) bị mất 1 lượng e đó thì điện thế của của A được tính bởi công thức trên còn bản B thì tính kiểu gì ạ bản B bị thiếu hạt e ạ.


-cho em hỏi cái ạ, nếu 2 bản trung hòa về điện thì khi chiếu ánh sáng vào 1 bản. e sẽ bay như thế nào ạ . Em thấy bản kia trung hòa về điện rùi thì cũng chả hút e làm gì nữa vậy tại sao có hiện tượng quang điện ạ.

Công thức kia sao dùng để tính điện thế của tụ được. Nói chung là thi đh nó không lằng nhằng đến mức đấy đâu, mà sao bạn lôi tụ vào làm gì vậy, phải có trường hợp cụ thể chứ
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Ý hai:
+Cho em hỏi cái ạ, nếu 2 bản trung hòa về điện thì khi chiếu ánh sáng vào 1 bản. e sẽ bay như thế nào ạ?
- Nếu không có điều kiện gì thêm thì e- sẽ bay tán loạn.
+Em thấy bản kia trung hòa về điện rùi thì cũng chả hút e làm gì nữa vậy tại sao có hiện tượng quang điện ạ.
-Câu hỏi này tối nghĩa. hiện tượng quang điện thì không liên quan gì đến bản kia. Chỉ cần chùm sáng kích thích làm bật e- ra khỏi bản này thì đã là hiện tượng quang điện rồi.
Có lẽ ý bạn nói là "tại sao có dòng quang điện"?
- Để e- bật ra khỏi K ( khi chiếu ánh sáng thích hợp vào K) bay theo dòng có định hướng đến A thì người ta phải đặt vào 2 cực một hiệu điện thế Uak, tức là A là cực dương, K là cực âm.
Khi e- bật ra khỏi K thì sẽ bị cực dương ở A hút về phía A, e- di chuyển đến K bổ sung điện tích âm cho K, nên lượng e- ở K luôn được cung cấp dồi dào để ánh sáng kích thích làm bật e- một cách vô tư mà không sợ hết. Cứ như thế tạo thành dòng quang điện.
 
U hãm (Uh) là hiệu điện thế dùng để triệt tiêu dòng quang điện. Dòng electron bật ra khỏi catot (K) bay đến anot (A), muốn triệt tiêu dòng quang điện thì electron sau khi bắn ra khỏi K phải chuyển động chậm dần và dừng lại trước A, (cùng lắm là chạm A) rồi quay trở lại. Muốn như vậy thì phải hiệu điện thế $U_{ak}$ phải thỏa mãn $U_{ak} \le Uh<0.$
Trong đó giá trị Uh là ứng với trường hợp e dừng khi vừa chạm anot.Cụ thể:
Gọi $W_1$ là động năng ban đầu cực đại, $W_2$ là động năng của e khi chạm anot. Ta có
$W_2-W_1=q.(V_k-V_a)= q.Uka= -q.Uak$. Trong đó $q=-e$
Cho W2=0 ( tức là động năng ở thời điểm e dừng) ta có $U_{ak}=U_h.$
Do đó ta có $0- W_1= -q.U_h$ điều này tương đương với $Uh=\dfrac{W_1}{q}= - \dfrac{W_1}{e}$, do đó $U_h$ luôn âm. $W_1$ chỉ phụ thuộc vào bước sóng của bức xạ kích thích và bản chất kim loại làm catot nên $U_h$ cũng thế.
P/S chỗ \ineq là dấu nhỏ hơn hoặc bằng nhé. Mình không hiểu sao làm mãi mà không hiển thị.
Để hiển thị dấu nhỏ hơn hoặc bằng, bạn dùng lệnh : \le
Để phân số hiển thị đẹp hơn, khuyến khích dùng lệnh : \dfrac thay cho \dfrac
Tất cả các công thức bạn phải để trong thẻ
dollah.png
để hiển thị công thức. Bạn click vào nút sửa bài của bạn, xem xem mình đã sửa bài bạn như nào để lần sau bạn rút kinh nghiệm khi gửi bài nhé !
Và đặc biệt chú ý, phải viết hoa đầu câu, viết hoa sau dấu chấm nhé !
Thân,
Lil.Tee
 
Last edited:

Quảng cáo

Back
Top